Thứ Năm, 04/01/2018 | 13:04

Đối với những gia đình có người thân bị nói lắp thì cần phải điều trị ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn điều trị dứt điểm bệnh nói lắp.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh nói lắp

Hiện nay tật nói lắp chưa có một phương pháp điều trị cố định nào được y văn công nhận. Cách điều trị cho mỗi người sẽ có sự khác nhau tùy vào độ tuổi, mục đích điều trị và nhiều nhân tố khác. Nếu người thân của bạn, con cái bạn hoặc bản thân bạn có tật nói lắp và có nhu cầu điều trị, việc đầu tiên cần làm chính là tìm gặp một chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ nói để tham vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bằng cách luyện tập

Nhiều chuyên gia tâm lý chuyên chữa trị tật nói lắp cho thanh thiếu niên và người lớn thường tập trung vào các biện pháp giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tình trạng lắp bắp, chẳng hạn như nói chậm, điều chỉnh nhịp thở, luyện tập nói suôn sẻ từ những câu phát âm đơn giản cho đến những câu nói phức tạp hơn. Hầu hết những bài tập này cũng đồng thời giúp người nói lắp giảm lo âu trong những hoạt động dễ gây căng thẳng như giao tiếp với mọi người hoặc nói trước đám đông.

Dùng thuốc

Hướng dẫn cách điều trị tật nói lắp

Ủy Ban Thực Phẩm và Thuốc Men Hoa Kỳ (FDA) chưa xác nhận bất kỳ loại thuốc nào dành cho việc điều trị nói lắp. Tuy nhiên, đã có những trường hợp chữa nói lắp bằng các loại thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm hoặc giảm lo âu. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ và đều được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài. Trong một nghiên cứu gần đây của NIDCD, các nhà khoa học đã chứng minh rằng liệu pháp dùng thuốc gần như không có tác dụng trong việc cải thiện tật nói lắp.

Tham gia các nhóm tự giúp

Đã có nhiều trường hợp người nói lắp tự khắc phục được tật của mình nhờ tham gia các đội nhóm nhằm tự chữa cho mình. Các nhóm tự giúp – thường gồm những người đồng cảnh ngộ hoặc có kinh nghiệm về tật nói lắp – thường xuyên có nhiều hoạt động chia sẻ thông tin, kinh nghiệm bổ ích và hỗ trợ, động viên các thành viên vượt qua tật nói lắp của bản thân.

Điều trị tật nói lắp ở trẻ em 

Đối với trẻ em, việc can thiệp điều trị là vô cùng quan trọng, để trẻ không chỉ sớm khắc phục được tật nói lắp, mà còn để các em không phải gặp khó khăn lâu dài với chứng tật đầy bất lợi này khi lớn lên. Có một số những chiến lược điều trị nhất định sẽ giúp trẻ vừa cải thiện được khả năng nói, vừa giúp các em hình thành thái độ tích cực và không e sợ việc giao tiếp nữa. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm ngay khi trẻ có dấu hiệu nói lắp kéo dài từ 3 đến 6 tháng, hoặc có biểu hiện khó khăn khổ sở trong việc giao tiếp, hoặc có người thân trong gia đình cũng có tật nói lắp hay các rối loạn về giao tiếp khác. Một số chuyên gia khác lại cho rằng trẻ nhỏ cần được chẩn đoán tật nói lắp định kỳ 3 tháng/lần, vừa để phát hiện sớm tật nói lắp, vừa để theo dõi xem tật nói lắp có dấu hiệu trầm trọng hơn hay thuyên giảm đi hay không.

Nên khắc phục tật nói lắp khi còn nhỏ càng sớm càng tốt. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng các cách:

Dành một khoảng thời gian riêng bên trẻ mỗi ngày trong không khí thực sự thoải mái, bình tĩnh và thư thả.

Nói chậm và từ tốn khi nói chuyện với bé sẽ giúp bé dễ bắt kịp và hiểu những gì bạn nói.

Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào.

Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì.

Để cho con hoàn thành câu nói, không làm con bị gián đoạn câu nói.

Nhìn thẳng vào mắt khi con đang nói.

Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con.

Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.

Chờ con nói xong mới trả lời.

Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong.

Điều này giúp con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.

Nên tập cho con thói quen nói năng rõ ràng, lưu loát ngay từ khi còn nhỏ.

Ở người trưởng thành, muốn bỏ được tật nói lắp trước hết phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý. Nếu xem nói lắp là vấn đề quá nghiêm trọng thì trở ngại tâm lý sẽ tăng lên và lại càng nói lắp. Đừng căng thẳng khi chuẩn bị nói hay luôn có mặc cảm mình bị nói lắp.

Người nói lắp phải tự tin, mạnh dạn thể hiện mình, luyện tập nói chuyện ở chỗ đông người để giảm căng thẳng tâm lí. Sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến bệnh nhân chuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm, dần dần sẽ nói tự nhiên hơn. Người nói lắp cần rèn tốc độ phát âm và nói chậm, tâm lý thật bình tĩnh khi nói, có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần, câu nói phải nối với nhau.

Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả trong trị tật nói lắp. Lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở. Mỗi ngày nên tập đọc thành tiếng một bài báo. Tốc độ đọc từ chỗ chậm rãi, sau tăng dần và tiến tới đọc trơn tru, lưu loát. Nếu kiên nhẫn duy trì luyện tập thường xuyên thì kết quả sẽ rất tốt.
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook