Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến ở nước ta, viêm xoang là tình trạng viêm các mô trong xoang (khoảng trống ở trán, má,mũi thường chứa đầy không khí). Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, công việc mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những cách điều trị viêm xoang thường được áp dụng
1. Chữa viêm xoang bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Uống nhiều nước, chườm khăn ấm ở vùng mũi 1 – 2 lần trong ngày để làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong các hang hốc xoang và giảm đau, nghẹt mũi.
Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc lúc làm việc trong môi trường bụi bẩn.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, mùi hóa chất hoặc những thứ khiến bạn bị dị ứng.
Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần để loại bỏ chất kích ứng tích tụ trong xoang, đồng thời làm giảm độ đặc của dịch mũi.
Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp bổ sung vitamin cho cơ thể để tăng sức đề kháng.
Nên kê cao gối khi ngủ để dễ thở và giảm tình trạng tích tụ dịch nhầy.
Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh bạn nên giữ ấm cơ thể.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, bạn có thể áp dụng các bài yoga, thiền để thư giãn và giảm cảm giác đau nhức.
Viêm xoang do virus có thể lây lan, do đó bạn không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác.
Cách chữa viêm xoang bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thường dựa vào tác dụng của nhiệt độ, tác động cơ học,… nên chỉ góp phần hỗ trợ điều trị và mang lại hiệu quả chậm. Do đó, bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh tái phát nhiều lần.
2.Chữa trị viêm xoang nhờ những phương pháp dân gian
– Sử dụng các loại thảo mộc
Các loại trà thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm xoang có thành phần từ hoa cúc la mã, lá mullein cây hoa chuông, cây xô thơm, cỏ cà ri, cây marshmallow, cỏ xạ hương và cây cơm cháy vì chúng có các chất kháng khuẩn tự nhiên.
- Xông hơi với trà gừng giàu chất kháng khuẩn, kali và chanh giàu Vitamin C cũng có thể làm loãng chất nhầy để tống chúng ra ngoài.
Nguyên liệu xông hơi với gừng và chanh:
Rửa sạch 3 – 4 củ gừng tươi, 1 – 2 quả chanh và thái thành từng lát mỏng.
Đun sôi khoảng 1,5 – 2 lít nước rồi cho gừng với chanh vào.
Cách xông hơi với gừng và chanh:
Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ nước khoảng 2/3 nồi rồi đun sôi trong khoảng 3-5 phút rồi tiến hành xông.
Tạo không gian kín cho phòng xông.
Khi nồi nước xông chuẩn bị sôi thì người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài. Người xông nên ngồi trên một mặt phẳng, ngẩng cao và đầu nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt.
Đặt nồi nước xông trước mặt người bệnh, sau đó trùm chăn kín, rồi người xông mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra một cách từ từ, sao cho độ nóng ở mức chịu đựng được.
Trong quá trình xông, người bệnh nên hít sâu và thở mạnh để tinh dầu gừng, chanh có thể đi vào sâu trong phế nang.
Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút mỗi lần;
Sau khi xông xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch.
Đối với người già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có thêm một người ngồi phía sau giữ vai tránh cho bị ngã.
Những lưu ý khi xông hơi với trà gừng hoặc chanh:
+ Không được áp dụng xông sả gừng trị cảm trong các trường hợp sau:
Người ra nhiều mồ hôi, mất nước;
Người bị mất máu nhiều;
Người bị chóng mặt;
Người già yếu lú lẫn;
Người mắc bệnh ngoài da;
Người bệnh nặng mới ốm dậy;
Người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch;
Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.
Trong quá trình xông hơi nếu bạn cảm thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… thì cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa người bệnh tới bệnh viện để cấp cứu.
- Lá trầu không
Với đặc tính sát khuẩn kháng viêm hiệu quả, lá trầu không được nhiều người áp dụng trong điều trị viêm xoang và các bệnh viêm đường hô hấp. Cần chuẩn bị một vài lá trầu rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun sôi với 1,5 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút.
Tinh dầu chứa trong loại lá này có tác dụng kiểm soát các hoạt động của virus, vi khuẩn, do đó bạn nên dùng khăn, trùm kín để xông mũi. Cuối cùng bạn chỉ cần xì hết dịch mũi ra ngoài và lau khô bằng khăn sạch.
- Dùng tinh dầu khuynh diệp và bạc hà
Dầu bạc hà và khuynh diệp đều có chất kháng khuẩn tự nhiên nên có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.
Bạn có thể thoa dầu lên vùng chữ T để giảm cảm giác đau nhức xoang và thông mũi vì nồng độ của nó khá nhẹ. Hoặc bạn có thể nhỏ một ít tinh dầu vào máy xông tinh dầu và đặt trong phòng ngủ.
Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) đã chứng minh, thành phần hoạt chất cineole trong dầu khuynh diệp còn giúp tăng tốc độ hồi phục sau viêm xoang cấp tính và người bệnh có thể sử dụng bằng cách hít vào mũi.
- Cây lược vàng
Cây lược vàng chứa hàm lượng lớn Flavonoid – chất chống oxy hóa giúp người bị viêm xoang tiêu đờm, giảm đau giải độc hiệu quả. Vì vậy,có thể sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ chữa viêm xoang bằng cách:
Chuẩn bị lượng lớn lá lược vàng tươi, đem rửa sạch với nước, để ráo và cắt thành từng đoạn nhỏ.
Đem tất cả chưng với dầu thực vật trong khoảng 7h để lá mềm.
Sau đó, lọc lấy dung dịch và bảo quản trong lọ thủy tinh.
Khi sử dụng, chỉ cần lấy một ít dung dịch thấm vào tăm bông rồi bôi lên niêm mạc mũi.Để cải thiện tình trạng đau nhức ở các xoang, nên áp dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng.
- Chườm ấm
Các triệu chứng đau nhức xoang có thể được cải thiện khi chườm ấm. Lấy một chiếc khăn bông, nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên vùng chữ T, tình trạng nghẹt mũi được cải thiện đáng kể. Các dịch nhầy được đẩy ra ngoài và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau đó.
Chữa viêm xoang bằng cách xoa bóp, bấm huyệt
Chữa viêm xoang bằng xoa bóp là cách giúp bạn thư giãn giảm nhẹ cơn đau vùng trán, ổ mắt. Khi xoa bópcó thể kết hợp với tinh dầu ấm để làm giãn nở mạch, thúc đẩy dịch ứ đọng trong hốc xoang ra ngoài.
Cách xoa bóp trị viêm xoang được thực hiện như sau, lúc đầu bạn nên chà xát hai bàn tay vào nhau để làm nóng. Tiếp đó dùng ngón tay vuốt từ đầu đến cuối lông mày, lặp đi lặp lại 10 lần.
Tại vùng xung quanh mắt, bạn có thể co ngón trỏ một góc 45 độ và xoa bóp nhẹ bằng đốt thứ 2. Đồng thời, dùng ngón tay xoa bóp xoang bướm theo hình xoắn ốc. Để giảm thiểu các cơn đau nhức, bạn nên tiến hành xoa bóp từ 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần.
Người bệnh có thể ấn mạnh lên các huyệt nghinh hương, ấn đường, ty thông, hợp cốc khoảng 3 phút cho mỗi huyệt. Ngoài ra, xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn lên các vùng đau nhức cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt rất hiệu quả đối với các loại viêm xoang không có biến chứng. Việc tạo áp lực lên các điểm huyệt có thể giảm đau, thư giãn cơ, cải thiện lưu lượng máu và đẩy chất nhầy ra ngoài xoang.
*Khuyến cáo: Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi áp dụng phương pháp bấm huyệt này.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các dạng viêm xoang, nguyên nhân, triệu chứng
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang
Viêm mũi xoang cấp tính: chẩn đoán, triệu chứng, biến chứng, điều trị
Góc chuyên gia: Cảnh báo đỉa chui vào mũi khi tắm sông, suối
Suýt bỏ mạng vì tự nặn mụn ở mũi
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.