Thứ Sáu, 28/06/2024 | 12:01

Hóc xương cá không chỉ gây đau mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác nếu không lấy ra kịp thời. Hóc xương cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ ăn dặm khi mẹ xơ chế không kỹ cho đến các cụ già 78-80 tuổi. Rất nhiều trường hợp đến cấp cứu và được tiến hành nội soi, gắp thành công dị vật là xương cá nằm sâu trong thanh quản.

Hóc xương cá do đâu?

Ăn cá tiềm ẩn một số rủi ro như hóc xương nếu chúng ta không chế biến kỹ hoặc nấu lẫn vào rau, vào dưa, khiến người ăn khó phân biệt hoặc khi ăn nói chuyện, không tập trung. Hóc xương cá là cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng, xảy ra ở bất kỳ ai do rất nhiều nguyên nhân như:

– Chế biến thức ăn không kỹ lưỡng, không lọc sạch xương cá cho trẻ nhỏ.

– Cá có quá nhiều xương dăm

– Vừa ăn vừa nói chuyện, hoặc vừa ăn vừa uống không tập trung nuốt xương cá vào họng.

– Ăn nhanh, không nhai kỹ khiến xương không được nghiền nhỏ đã bị nuốt vào họng.

– Nuốt vội

Dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị hóc xương cá:

– Vướng họng

– Nghẹn, khó nuốt

– Đau rát họng

– Ho

– Xuất huyết

– Sưng họng

– Phù nề niêm mạc…

Trẻ nhỏ có thể đột ngột quấy khóc, bỏ ăn, gãi họng, mặt đỏ, ho…

Hậu quả của hóc xương cá

Hóc xương cá là cấp cứu thường gặp, có mức độ nguy hiểm cao bởi xương cá rất dễ trôi sâu vào trong họng và gây ra các hậu quả khó lường:

– Xương cá rất dễ mắc sâu và gây áp xe cục bộ ở niêm mạc họng. Khối áp xe phát triển lớn quá mức có thể làm tắc khí quản và ngạt thở.

– Khi xương cá đâm sâu vào thực quản thì có thể khiến thực quản bị thủng, làm tổn thương động mạch chủ ở vùng họng.

– Hóc xương cá trôi vào trong hệ tiêu hóa có thể gây thủng dạ dày, thủng ruột non, thủng ruột thừa, thủng ruột già, viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng…

– Nếu xương cá không được tiêu hóa và đi xuống hậu môn thì có thể làm áp xe hậu môn, gây ra tình trạng viêm nhiễm và đường rò ở hậu môn.

Do đó, người bệnh nên chủ động đi khám kịp thời khi bị hóc xương cá để được bác sĩ xử trí đúng cách.

Lưu ý khi bị hóc xương

Khi bị hóc xương cá, sơ cứu kịp thời đóng vai trò quan trọng bởi có thể ngăn chặn nguy cơ gặp các biến chứng. Theo đó, nếu đang hóc xương cá, chúng ta cần bình tĩnh để xử trí sự cố này đúng cách:

– Ngừng nuốt ngay lập tức: Thói quen nuốt thức ăn, cơm to… để xử trí khi bị hóc xương có thể khiến xương cá bị đẩy sâu vào trong họng và làm niêm mạc họng bị trầy xước, rách to hơn.

– Cố gắng nôn ra: Kích thích để nôn thức ăn ra ngoài vì khi nôn, xương cá có thể trôi ra cùng với thức ăn. Tuy nhiên, không nên dùng tay móc họng vì trong tay chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng họng hoặc trầy xước và khiến xương cá bị đẩy vào sâu hơn.

– Há to miệng: Mở to miệng và nhờ người thân kiểm tra vị trí của xương cá. Trường hợp xương ở vị trí dễ thấy và có kẹp nha khoa sạch thì nhẹ nhàng gắp xương cá ra ngoài. Trường hợp xương cá ở sâu bên trong họng hoặc không có dụng cụ để gắp thì nên chủ động đi khám tại các sơ sở y tế uy tín.

Xử trí hóc xương cá đúng cách

Khi bị hóc xương cá ở cổ họng, người bệnh cần được xử trí kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

– Chủ động đến gặp bác sĩ để được xử trí đúng cách.

– Bác sĩ sẽ thăm khám, nội soi nhằm xác định vị trí bị mắc xương cá, sau đó đưa ra các phương án xử trí phù hợp cho từng người.

Bác sĩ sử dụng các dụng cụ để soi, quan sát vùng họng và thao tác gắp dị vật một cách nhẹ nhàng cho người bệnh. Hiện nay, gắp xương cá bằng kẹp, nhíp hoặc các dụng cụ chuyên dụng là phương pháp thường được áp dụng.

Một số trường hợp hy hữu mà xương cá cắm vào quá sâu, không thể nội soi và gắp ra ngoài thì có thể sẽ phải phẫu thuật để lấy dị vật.

Sau khi gắp xương cá, bác sĩ tiến hành sát khuẩn và sử dụng thuốc để niêm mạc hồi phục, giảm viêm…

Sau khi xử trí dị vật, người bệnh nên chủ động tái khám khi có dấu hiệu bất thường ở vùng họng như chảy máu, sốt cao, đau rát, sưng nề họng…

Phòng tránh hóc xương cá

Ngoài xương cá còn có các loại xương khác hoặc các loại bất thường khác có thể lẫn vào thức ăn

– Thận trọng khi chế biến thức ăn, các loại cá, hạn chế những loại cá có nhiều xương nhỏ.

– Lọc sạch xương cá, chỉ sử dụng thịt cá cho trẻ nhỏ, trẻ đang trong thời gian ăn dặm.

– Không nói chuyện, cười đùa khi ăn uống vì có thể dẫn tới mất tập trung, sặc, hóc xương.

– Ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm và nhai kỹ để nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa.

– Giám sát kỹ trẻ khi ăn uống hoặc chơi đùa để phòng tránh hóc dị vật.

– Vệ sinh không gian sống, đồ dùng, quần áo… thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, hạn chế côn trùng trú ngụ.

– Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh mũi họng đều đặn.

– Chủ động thăm khám khi bị hóc dị vật, hóc xương cá để bác sĩ xử trí kịp thời.

Lưu ý:

Khi bị hóc xương, người bệnh nên chủ động đi khám để được xử trí nhanh chóng, ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tối kỵ tự lấy xương gà khi bị hóc để tránh những biến chứng nguy hiểm

Kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc hạt nhãn,chôm chôm mà cha mẹ nào cũng cần biết

Cách sơ cứu khi bị hóc dị vật CHUẨN NHẤT do bác sĩ Bệnh viện Nhi TƯ hướng dẫn

Dị vật đường thở và các biến chứng

Dị vật đường ăn, chẩn đoán và xử trí theo Tai Mũi Họng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook