Thứ Sáu, 06/10/2023 | 15:21

Bệnh bướu cổ gia tăng bất thường ở phụ nữ và giải pháp

Trong y khoa, bướu cổ thuộc bệnh lý tuyến giáp. Số liệu thống kê trong quý 3/2023 cho thấy số bệnh nhân đến khám và điều trị bướu cổ tăng cao đột biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn so với nam. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, ngày cao điểm số bệnh nhân đến khám bệnh lý tuyến giáp lên tới 1.300 người, chủ yếu là bướu cổ. Vậy nguyên nhân nào khiến tỷ lệ bệnh nhân biếu cổ gia tăng, đặc biệt ở phụ nữ?

Những bệnh lý tuyến giáp phổ biến & nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lý tuyến giáp xảy ra khi bất kỳ tình trạng lành tính hoặc ác tính gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Những bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp gồm suy giáp, cường giáp và ung thư tuyến giáp. Tỷ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, suy giáp gấp 8 lần so với nam giới.

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa tuyến giáp là thiếu I-ốt. Hiện thế giới có tới 1 tỷ người có nguy cơ thiếu I-ốt dẫn đến bệnh lý tuyến giáp và phần lớn gặp ở phụ nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bướu cổ ở nữ chiếm 80%, nhất là những phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh. Tỷ lệ này cao gấp 4 lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 36 – 55 tuổi.

Chia sẻ của người trong cuộc & tư vấn của chuyên gia

Bệnh nhân C.T.T (Hải Phòng) được chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp và lấy hạch “Em chỉ nghĩ bướu cổ có biểu hiện suy nhược cơ thể hay sưng ở cổ lên, nhưng em chỉ thấy hơi sưng sưng tí thôi, nghĩ bệnh này các cô 40 – 50 đổ ra sẽ bị nên em rất chủ quan”. 

THS.BS. Vũ Mạnh Trường cho biết “Bướu cổ có tình huống phát hiện muộn, khi vào viện đã gây ung thư xâm lấn vào giọng nói, dây thần kinh…hoặc đường ăn, đường thở của bệnh nhân. Ngoài ra cũng có thể gây ra tình huống chèn ép, bướu khổng lồ gây khó thở, nuốt vướng”.  Nguyên nhân chính gây biếu cổ là thiếu i-ốt, tỷ lệ bệnh nhân mắc ở nữ cao gấp 10 lần nam, 2/3 trong số các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đều đến khi các khối bướu có kích thước lớn. “

Để phòng ngừa bướu cổ, người dân cần sử dụng muối i-ốt đúng liều lượng. Lưu ý càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Do đó nếu mỗi người mỗi ngày sử dụng 10g muối, cơ thể chỉ dung nạp được 2μg i-ốt, chắc chắn sẽ thiếu iốt.

Trường hợp bổ sung bằng viên i-ốt cần tuân theo chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên chứa từ 50 – 150ug i-ốt, cần khoảng 100- 200ug mỗi ngày. Ngoài ra cần đảm bảo thực phẩm hàng tuần phong phú, đa dạng, đủ vitamin, dưỡng chất, lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu I-ốt gồm bẹ (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi); Tảo tía (khô): 1800mcg; rau chân vịt: 164mcg; rau cần 160mcg; cá biển, cua biển: 80mcg; muối biển: 2mcg, sơn dược: 14mcg; muối ăn có i-ốt 7600mcg; cải thảo: 9.8mcg; súp lơ: 12 mcg, khoai tây: 4,5 mcg; trứng gà: 9.7 mcg; nước mắm chứa i-ốt 950mcg; rau cải xoong 45mcg; rau dền: 50 mcg; khoai tây 4,5mcg; bầu dục 36,7mcg; Các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg),…

Lời kết

Bệnh bướu cổ đa phần lành tính, không nguy hiểm, tuy nhiên những trường hợp bướu có kích thước lớn có thể dẫn đến tổn thương thần kinh như liệt dây thần kinh phrenic, hội chứng Horner và liệt dây thần kinh thanh quản tái phát.

Để phòng bệnh bướu cổ, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở tuyến giáp. Đặc biệt khi thấy xuất hiện khối bướu, kích thước lớn dần cần đến bệnh viện thăm khám để tránh các biến chứng như liệt dây thần kinh phrenic, hội chứng Horner, liệt dây thần kinh thanh quản…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cảnh giác với căn bệnh ung thư đầu, mặt, cổ gia tăng

Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng

Các loại thực phẩm mà người bị bướu cổ không nên bỏ qua

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook