Thứ Sáu, 28/06/2024 | 16:33

Bệnh nhân có thể mắc nhiều loại xương từ loại nhỏ đến loại to, tuy nhiên hóc xương cá là hay gặp nhất vì cá rất nhiều xương ở dọc khắp cơ thể trong đó có rất nhiều xương dăm

Phương pháp nội soi gắp xương cá là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp bị mắc xương. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả ngay cho người mắc, ngăn ngừa các biến chứng.

Triệu chứng nhận biết hóc xương

– Cảm giác đau, khó chịu:

Khi bị hóc xương, người bị hóc cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng họng. Người bị hóc xương có phản xạ hoặc là nuốt vào hoặc là khạc ra. Đây là những phản ứng thông thường khi có dị vật. Tuy nhiên phản ứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và hoảng sợ.

– Cảm giác vướng ở họng:

Người bị hóc xương sẽ cảm giác kẹt, làm khó chịu và gây khó khăn khi nuốt.

– Có máu lẫn trong nước bọt:

Nếu xương cá gây tổn thương cho niêm mạc có thể dẫn đến chảy máu. Màu sẽ lẫn trong nước bọt hoặc nước bọt có màu đỏ

– Viêm, sưng tấy:

Trong trường hợp xương cá gây tổn thương cho niêm mạc có thể dẫn đến viêm nhiễm. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng đau, đỏ, và tức ngực.

– Khó khăn khi nói hoặc hô hấp:

Một số trường hợp, xương cá kẹt trong họng có thể gây ra khó khăn khi nói hoặc hô hấp.

Dị vật có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa, từ thực quản đến hậu môn. Tùy vào vị trí nông, sâu mà dị vật sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xảy ra biến chứng.

Nếu dị vật mắc ở vùng họng – thanh quản sẽ thực hiện thủ thuật nội soi bằng đường miệng để gắp ra dễ dàng mà không cần phải gây mê. Tuy nhiên nếu để xương đi đến các bộ phận khác trong đường tiêu hóa có thể gây ra biến chứng

Hóc xương có nguy hiểm không?

Hóc xương nếu không xử lý kịp thời, xương sẽ di chuyển xuống phần ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Xương đâm thủng thực quản sẽ gây áp xe trung thất, rò thực quản, tụ máu hầu họng, tràn mủ màng phổi, màng tim, gây viêm phổi, thậm chí gây tử vong.

Các biến chứng nguy hiểm do hóc xương

– Tổn thương niêm mạc:

Xương kẹt trong họng có thể gây ra tổn thương cho niêm mạc. Tình trạng này dẫn đến viêm nhiễm, sưng tấy và đau. Nếu không được xử lý sớm, gây ra các biến chứng nghiêm trọng do tổn thương niêm mạc.

– Nhiễm trùng:

Hóc xương có thể làm tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Chúng gây ra nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng. Nếu không được xử lý kịp thời và phù hợp, viêm nhiễm có thể lan rộng. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn sẽ xảy đến.

– Tổn thương họng:

Họng có thể bị tổn thươ, sưng tấy, đau và chảy máu do cố gắng loại bỏ xương không đúng cách

– Nguy cơ nghẹt thở:

Trong các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nghẹt thở do xương cản trở đường hô hấp.

Phương pháp nội soi gắp xương

Phương pháp nội soi gắp xương là một trong những kỹ thuật phổ biến và hiệu quả giúp bệnh nhân giảm khó chịu ngay tức thì. Với sự trợ giúp của thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể dễ dàng xác định vị trí và hình dạng của xương, đánh giá tình trạng ảnh hưởng của xương cá đối với các vùng xung quanh.

Thực hiện thủ thuật nội soi xử lý xương thường rất nhanh chóng. Người bệnh có thể được xuất viện ngay trong ngày, chăm sóc tại nhà.

Khi nào cần dùng phương pháp nội soi gắp xương:

Khi có những triệu chứng như trên: Vướng họng, nghẹn, khó nuốt, đau rát họng, ho, xuất huyết, sưng họng, phù nề niêm mạc…

Trẻ nhỏ có thể đột ngột quấy khóc, bỏ ăn, gãi họng, mặt đỏ, ho…

Các bước thực hiện nội soi gắp xương cá

– Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm ngửa để tiến hành thủ thuật. Trong trường hợp được gây tê hoặc gây mê, các bác sĩ sẽ tiến hành các quá trình này trước khi thực hiện nội soi để tìm xương cá.

– Sau đó, quá trình nội soi sẽ được thực hiện để xác định vị trí và xử lý xương cá.

– Sau khi xác định được vị trí của xương cá, bác sĩ sẽ sử dụng kìm hoặc kẹp để gắp xương cá ra khỏi vị trí mắc kẹt.

 – Khi loại bỏ xương, bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng kháng sinh, giảm đau. Điều này để giảm tình trạng viêm và đau sau điều trị. Các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu và theo dõi sức khỏe sau thủ thuật cũng rất quan trọn và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận.

Những lưu ý sau khi thực hiện nội soi gắp xương cá

– Nghỉ ngơi, tạm thời chưa ăn uống gì sau khi cảm thấy không còn đau nữa có thể uống nước, ăn đồ ăn lỏng, mềm, lưu ý nhai kỹ hơn bình thường

– Tránh thức ăn cứng, nóng, cay, có thể gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc họng.

– Sử dụng thuốc theo đúng với chỉ định bác sĩ đưa ra.

– Hạn chế hút thuốc và uống các loại như bia, rượu.

– Theo dõi triệu chứng và liên hệ với bác sĩ nếu cần thiết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tối kỵ tự lấy xương gà khi bị hóc để tránh những biến chứng nguy hiểm

Kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc hạt nhãn,chôm chôm mà cha mẹ nào cũng cần biết

Nguy hiểm, biến chứng khôn lường khi hóc xương cá

Dị vật đường ăn, chẩn đoán và xử trí theo Tai Mũi Họng

Những tai nạn cho trẻ từ các dị vật, cách xử trí

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook