Thứ Sáu, 21/02/2020 | 09:45

Hệ vi khuẩn trên da: lợi hay hại

Da là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể, được ví như chiếc áo giáp có khả năng bảo vệ cơ thể người trước các tác nhân gây hại, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, mỗi centimet da lại có tới 1 triệu vi khuẩn thường trú. Da chính là địa bàn cư ngụ của hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hai loại vi khuẩn có mặt trên da sẽ kiểm soát lẫn nhau để tạo nên sự cân bằng vi sinh, giúp cơ thể chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.

Sự thay đổi tình trạng miễn dịch của cơ thể cũng ảnh hưởng đến hệ sinh vật trên da. Lớp màng acid, độ ẩm và các chất khoáng trên da, thói quen sử dụng mỹ phẩm các loại chất tẩy rửa tác động đến khả năng tồn tại và phát triển của hệ vi khuẩn.

Lớp màng acid trên da giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn, khói bụi, hóa chất… thành phần và mật độ hệ vi sinh vật trên da phụ thuộc vào vị trí, cấu trúc, giải phẫu da, độ hoạt động của tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, pH, độ ẩm, mức độ tiếp xúc với ánh nắng. Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chức năng miễn dịch của cơ thể, thói quen sinh hoạt cũng là nhân tố quyết định hệ vi sinh trên da.

Thông thường, các loại vi sinh vật trên da sinh trưởng trong 3 môi trường: Khu vực bã nhờn hay da dầu (vùng đầu, cổ và thân), các khu vực ẩm ướt (nếp gấp của khuỷu tay và giữa các ngón chân) và khu vực khô (cánh tay, cẳng chân, đùi,…). Vùng da dầu, ẩm ướt có nhiều vi khuẩn và vùng da khô sẽ có ít vi khuẩn hơn. Những yếu tố làm giảm lượng vi sinh vật trên da gồm: độ pH thấp, axit béo của chất xuất tiết nhầy và lysozym.

Quá trình khởi đầu và phát triển của hệ sinh vật trên da từ khi trẻ mới sinh ra cho đến tuổi trưởng thành chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Ở giai đoạn trước khi sinh, da trẻ hoàn toàn vô khuẩn nhưng sẽ nhanh chóng bị xấm lấn ở giai đoạn sau sinh. Không phải bất cứ loài vi khuẩn nào cũng có thể sống trên da, chỉ có những vi khuẩn nào có thể bảo vệ con người trước những yếu tố có hại trực tiếp hay gián tiếp mới có thể tồn tại tốt trên một làn da mình thường. Những vi khuẩn có khả năng sản xuất các hoạt chất kháng sinh như bacteriocin, các chất chuyển hóa có khả năng làm giảm mật độ oxy trên da, cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn có hại, hạn chế sự kết dính trên da của các vi khuẩn có hại, ngăn chặn quá trình chuyển vị và sản sinh độc tố của các tác nhân xâm lấn khác.

Các hệ vi khuẩn có thể thường trú trên da

Hầu hết các chủng vi khuẩn trên da là vô hại, thậm chí có lợi cho cơ thể. Chúng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiết ra các chất ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, một số lợi khuẩn khác bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh bằng cách cảnh báo các tế bào miễn dịch và gây ra phản ứng miễn dịch.

Hệ vi khuẩn có trên da có thể thường trú ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào khả năng bám dính, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khô và acid của da. Khả năng bám dính của vi khuẩn thông qua tương tác với lectin và các phân tử đường trên da, tương tác tĩnh điện, tương tác kỵ nước. Việc rữa tay với hóa chất tẩy rửa có thể làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn lên da. Da có độ pH tự nhiên khoảng 5, giúp hạn chế khả năng phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Ngược lại, dưới tác động của môi trường kiềm, khoảng trống giữa các tế bào sừng gia tăng, giảm khả năng bảo vệ của da.

Các loại vi khuẩn thường trú trên da bao gồm: Staphylococcus, Micrococcus, Corynebacterium, Propionibacterium acnes, Acinetobacter, S. aureus, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, Propionibacterium acnes…

Streptoccocus spp – Liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn (Streptoccocus spp.) thường cư ngụ nhiều ở da và cổ họng. Bình thường, ở người khỏe mạnh, chúng sẽ không gây hại gì nhiều, tuy nhiên, với những người có rối loạn miễn dịch, hoặc đề kháng da “lung lay” do nhiều yếu tố tác động, liên cầu khuẩn sẽ có thể thừa cơ hội tấn công.

Loại vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí còn có thể gây ra các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh thường gặp là viêm họng liên cầu khuẩn, chốc lở, hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm trùng máu và sốt thấp khớp cấp tính.

Vi khuẩn gây mụn

P. acnes

trong đó P. acnes là loại vi khuẩn thường gây nên các vấn đề về mụn cho da, P. acnes thường sống ở khu vực nang lông và lỗ chân lông, nguồn sống chính của P. acnes là nhờ vào quá trình chuyển hóa chất nhờn và những mảnh tế bào chết trên da, vì vậy khi lượng nhờn tiết nhiều kết hợp với sự bít tắt lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và sinh mụn. Quá trình viêm nhiễm gây ra bởi P. acnes tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại thường trú trên da phát triển và làm trầm trọng thêm quá trình viêm.

Demodex

Một loài động vật chân khớp là demodex có khả năng thường trú trên da, thường tập trung nhiều ở nang tóc và nang lông. Số lượng demodex trên da mụn nhiều hơn gấp 2,8 lần trên da thường. Demodex có khả năng mang vi khuẩn và sau vòng đời 18 ngày chúng sẽ giải phóng vi khuẩn, kích thích hệ miễn dịch trên da, làm khởi phát quá trình viêm nhiễm và sinh mụn, vì vậy trong quá trình điều trị mụn, bạn cần lưu ý đến demodex để tránh việc tái phát mụn nhiều lần. Những vùng da có nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho demodex phát triển, đôi khi những đợt khởi phát mụn do demodex có nguyên nhân từ thời tiết, đặt biệt là do khí hậu thích hợp có độ ẩm cao vào mùa hè.

S. saccharolyticus – Vi khuẩn tụ cầu vàng

S. saccharolyticus: Staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn trên da khá phổ biến, thường tập trung nhiều ở khoang mũi và đường hô hấp. Có thể nói, tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất, được nhiều nhà vi khuẩn học quan tâm nghiên cứu bởi tỷ lệ gây bệnh rất cao và đặc biệt, loại vi khuẩn này có sức đề kháng với kháng sinh rất mạnh.

Tụ cầu vàng có khả năng bám dính rất cao bởi loài vi khuẩn này được bao bọc bằng một lớp phân tử kết dính tế bào. Nếu chức năng đề kháng da không được chăm sóc đúng cách, những vi khuẩn này có thể xâm nhập được vào bên trong cơ thể, gây nhiễm trùng và một số bệnh nguy hiểm khác, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tử vong.

Sự phân bố của các loại vi khuẩn thường trú trên da

S. epidermidis S. hominis glaborous Phần trên cơ thể Vùng da nhẵn
S. capitis Da đầu
S. saccharolyticus: Da vùng trán
M. crococcus Cẳng tay
Corynebacterium xerosis Nách, kết mạc
C. minutissimum intertriginous Vùng nếp gấp da (nách, bẹn…)
C. jeikeium intertriginous Vùng nếp gấp da (nách, bẹn…)
P. acnes Tuyến bã nhờn, vùng trán
P. granulosum Tuyến bã nhờn, vùng trán, nách
P. avidum axilla Nách
Brevibacterium spp Nách, kẻ tay, chân
Dermabacter spp Cẳng tay
Acinetobacter spp Những vùng da khô
Pityrosporum spp Phần trên của tuyến nhờn, nang lông

Sự ảnh hưởng của độ pH đến hệ vi khuẩn trên da 

+ pH kiềm giúp vi khuẩn phân bố rộng rãi trên da.

+ pH acid (4,5-5,5) giúp vi khuẩn bám dính trên da.

+ Môi trường càng acid, vi khuẩn gram âm càng phát triển mạnh đặc biệt là P. acnes gây mụn.

+ Môi trường acid kích hoạt khả năng kháng khuẩn của lớp lipid trên da.

+ pH vùng nách cao, vi khuẩn gây mùi càng phát triển mạnh.

pH acid tạo điều kiện sản xuất các peptide kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng làm lành vết thương, điều tiết quá trình keratin hóa lớp biểu bì và chu trình thay da tự nhiên.

Làm gì để phát huy các lợi ích của vi khuẩn trên da

Để tránh tình trạng hệ vi sinh vật trên da bị mất cân bằng, phát huy được lợi ích từ chúng bạn cần chăm sóc da tốt hơn, cụ thể:

+ Uống đủ nước

+ Duy trì một lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu, bia, không làm việc quá sức

+ Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây

+ Tập thể dục thường xuyên.

+ Ngủ đủ giấc

Ngoài ra bạn cần vệ sinh cơ thể đúng cách bằng sản phẩm chăm sóc da phù hợp giúp làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây bệnh trên da mà không làm tổn thương đến các loài vi khuẩn có lợi, đảm bảo sự toàn vẹn của hàng rào sinh học trong đề kháng da, phát huy sức mạnh bảo vệ của đề kháng da.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook