Gặp phong hàn hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể thường có các phản ứng co thắt để bảo vệ chính mình, gây ứ đọng huyết độc, khí độc gây đau đầu, nhức mỏi. Nhiều người thường lựa chọn phương pháp cạo gió để để lưu thông khí huyết tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách rất có thể bạn sẽ rước họa vào người.
Tiểu Hạ năm ngoái 22 tuổi đến từ quận Thanh Điền, thị trấn Đông Quan Trung Quốc bị trúng gió, dẫn đến cảm mạo nặng. Khoảng gần 12 giờ ngày 2 tháng 8, khi đang chuẩn bị ăn trưa, Tiểu Hạ có dấu hiệu chóng mặt, sốt nặng, toàn thân đau nhức. Gia đình đã giúp cô cạo gió bằng một chiếc bát sứ, không ngờ điều này đã dẫn đến một sự cố đáng tiếc ngoài ý muốn.
Bởi vì khi người nhà cạo gió cho Tiểu Hạ đã dùng lực hơi mạnh cho nên cô cảm thấy khá đau đớn. Chỉ một lát sau, Tiểu Hạ kinh ngạc phát hiện phần eo trái của mình sưng phồng lên. Cô vội vàng lấy một ít đá chườm lên vùng bị sưng tấy.
Không ngờ chỉ vài tiếng sau, khối sưng này đã có kích thước bằng nửa quả bóng đá. Người nhà vô cùng hoang mang liền gấp rút đưa cô đến bệnh viện.
Khối sưng này của Tiểu hạ có chiều dài 23cm, chiều rộng 17cm. Phần trên cùng còn lằn lên những vệt máu rõ rệt.
Một y tá cho biết những năm qua bệnh viện từng ghi nhận nhiều trường hợp nổi u khi cạo gió, tuy nhiên một khối u có kích thước to như thế này là trường hợp khá hy hữu.
Phan Phong, phó giám đốc bệnh viện Lệ Thủy nơi Tiểu Hạ điều trị cho biết, bởi vì khi cạo gió mọi người đã dùng lực quá mạnh dẫn đến cách mạch máu ở dưới da bị vỡ. “Ít nhất 500 ml máu xuất huyết trong thắt lưng của cô gái, hiện chúng tôi đang thực hiện các bước điều trị chuyên sâu hơn!” bác sỹ cho biết.
Tiến sỹ Phan Phong cũng cho biết ông cũng đã từng gặp qua trường hợp chỉ vì thường xuyên cạo gió mà một người đàn ông đã làm gan và thận của mình bị tổn thương nghiêm trọng. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng các vết bầm được tạo ra lúc cạo gió là khí độc thoát ra, trên thực tế các vết bầm này được tạo ra khi các vết máu tụ lại.
Bác sỹ Phan cũng nhắc nhở không nên tùy tiện cạo gió ở nhà đặc biệt là đối với những người mẫn cảm và đã có các tổn thương khác về da.
Dưới đây là một số cảnh báo khi thực hiện việc cạo gió mà các bạn cần lưu ý
#1. Tránh gió và nên chú ý đến việc giữ ấm
Lúc cạo gió nên tránh các chỗ có gió như gần cửa sổ, trước quạt trần và chú ý giữ ấm. Lúc cạo gió cũng là khi mà các lỗ chân lông hoàn toàn được mở ra, nếu gặp phải những luồng gió độc thì việc cạo gió này không phải là chữa bệnh mà là đang rước bệnh và thân.
#2. Sau khi cạo gió nên uống một cốc nước ấm
Quá trình cạo gió này sẽ làm cho mồ hôi độc bị bài tiết, đồng thời cũng tiêu thụ một lượng nước lớn trong cơ thể, sau khi cạo gió xong bạn nên uống một cốc nước ấm.
Điều này không chỉ bổ sung lượng nước đã tiêu hao mà còn xúc tiến quá trình trao đổi chất.
#3. Không nên sử dụng dầu xoa có thành phần là tinh dầu bạc hà (menthol)
Đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầu cảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.
#4. Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió
Những vật dụng này dễ gây tổn thương da, có nguy cơ gây nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.
Những trường hợp không được cạo gió
Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ gây tổn hại làn da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
Người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.
Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh, nhức mỏi tay chân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp.
Video hay: Bạn có thế chiếc trực thăng này thật khác biệt? ?
Mộc Lan (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.