Thứ Bảy, 01/06/2024 | 10:30

Chế độ ăn kiêng Microbiome là gì?

Chế độ ăn kiêng Microbiome là ý tưởng của Tiến sĩ Raphael Kellman nhằm khuyến khích vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển trong đường tiêu hóa. Giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe chúng ta.

Chế độ ăn kiêng Microbiome là gì?

“Microbiome” để chỉ tập hợp các vi sinh vật có trong đường ruột của một người. Những vi sinh vật này bao gồm vi khuẩn, nấm và các sinh vật nguyên sinh. Việc có nhiều loại hệ vi sinh đường ruột “tốt” sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của một người.

Tuy nhiên, hệ vi sinh vật đường ruột có thể trở nên kém đa dạng và ít có lợi hơn vì nhiều lý do. Do đó, chế độ ăn kiêng microbiome nhằm mục đích cải thiện hệ vi sinh và sức khỏe tổng thể.

Tiến sĩ Kellman, chuyên gia về y học toàn diện và chức năng, đã phát triển chế độ ăn kiêng Microbiome. Trang web của Trung tâm Sức khỏe Kellman tuyên bố rằng việc chăm sóc hệ vi sinh đường ruột là quan trọng vì những lý do sau:

+ Trong điều kiện cân bằng hợp lý, hầu hết các chủng vi khuẩn đường ruột đều góp phần bảo vệ cho sức khỏe con người.

+ Hệ vi sinh tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp giảm viêm, tăng cường chức năng não và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

+ Vi khuẩn trong ruột giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tâm trạng của một người.

Giai đoạn ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng microbiome có ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tiên mất tổng cộng 7 tuần để hoàn thành. Giai đoạn cuối cùng là chế độ ăn kiêng duy trì lâu dài.

Giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên của chế độ ăn kiêng kéo dài trong 3 tuần và tập trung vào:

+ Loại bỏ thực phẩm gây rối loạn, vi khuẩn, mầm bệnh và độc tố

+ Điều trị niêm mạc ruột

+ Thay thế axit dạ dày và enzym tuyến tụy

+ Tái cấy ghép các chủng vi khuẩn có lợi

Trong giai đoạn này, Tiến sĩ Kellman khuyên mọi người nên tránh những thực phẩm và thành phần sau:

+ Gluten

+ Các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ bơ và ghee

+ Các loại ngũ cốc

+ Trứng

+ Thực phẩm đóng gói

+ Đậu nành

+ Nước hoa quả

+ Khoai tây và ngô

+ Đậu phộng

+ Các loại đậu trừ đậu xanh và đậu lăng

+ Cá có hàm lượng thủy ngân cao

+ Thịt nguội

+ Chất tạo ngọt nhân tạo

+ Xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao

+ Chất béo chuyển hóa hoặc hydro hóa

+ Đồ chiên

Tiến sĩ Kellman khuyên mọi người nên tập trung vào các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật, chẳng hạn như:

+ Thực phẩm có chứa prebiotic, chẳng hạn như atisô Jerusalem, hành và tỏi

+ Thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa cải bắp và kim chi

+ Trái cây, chẳng hạn như táo, quả mọng, anh đào, bưởi, kiwi, quả xuân đào, cam và đại hoàng

+ Chất béo lành mạnh từ cá, bơ, các loại hạt và hạt

+ Dầu, bao gồm dầu hạt lanh,  dầu hướng dương và dầu ô liu

Giai đoạn 2

Sau giai đoạn 1, người ăn kiêng có thể bắt đầu ăn nhiều loại thực phẩm hơn trong 4 tuần tới, bao gồm:

+ Sữa cừu hoặc sữa dê và kefir

+ Trứng hữu cơ, nuôi thả

+ Xoài, dưa, đào và lê

+ Các loại ngũ cốc không chứa gluten, bao gồm rau dền, kiều mạch, kê, yến mạch không chứa gluten, quinoa, gạo nâu

+ Các loại đậu, bao gồm đậu xanh, đen, đỏ, trắng và thận

+ Khoai lang và khoai mỡ

Giai đoạn 3

Giai đoạn cuối cùng của chế độ ăn kiêng vi sinh nhằm mục đích duy trì kết quả của giai đoạn 1 và 2. Tiến sĩ Kellman khuyên mọi người nên tiếp tục tránh những thực phẩm gây tổn hại đến hệ vi sinh đường ruột và niêm mạc ruột.

Lợi ích và bất lợi của chế độ ăn kiêng Microbiome

Bằng chứng cho thấy một hệ vi sinh khỏe mạnh và đa dạng sẽ có lợi cho sức khỏe con người. Chế độ ăn kiêng Microbiome có thể góp phần thực hiện điều này bằng cách khuyến khích mọi người ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Chế độ ăn có nguồn gốc thực vật cũng có thể giúp cho những người thừa cân đạt được cân nặng khỏe mạnh hơn.

Một số người nhận thấy lợi ích của chế độ ăn microbiome từ việc tập trung vào rau, trái cây, chất béo có lợi cho sức khỏe và protein nạc.

Tuy nhiên, những người khác có thể gặp tác dụng phụ từ việc hạn chế hoặc bổ sung một số nhóm thực phẩm mà chế độ ăn kiêng microbiome khuyến nghị. Ví dụ, một số người bị đầy hơi tăng đột ngột lượng chất xơ và khi sử dụng men vi sinh. Tuy nhiên những tác dụng phụ này sẽ giảm dần theo thời gian khi cơ thể quen với lượng chất xơ cao nạp vào cơ thể. Mặt khác, việc sử dụng men vi sinh nên được cá nhân hóa để phù hợp với từng người.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)

Men vi sinh cải thiện bệnh viêm ruột (IBD) như thế nào?

Tăng cường hệ vi sinh đường ruột bằng chiết xuất nam việt quất

Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe tiêu hóa không?

Test thở hydro ngăn ngừa ung thư vú từ vi khuẩn đường ruột

Yhocvn.net (Lược dịch theo medicalnewstoday.com)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook