Thứ Năm, 20/12/2018 | 17:27

Bại não không phải là bệnh, bởi bại não là từ mô tả một loạt những tổn thương từ não bộ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, cảm giác của trẻ…

Bại não có nhiều dạng mỗi dạng sẽ có những biểu hiện khác nhau, do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương, nên người mắc bại não không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường.

1, Các thể của bệnh bại não      

Bại não thể co cứng (Spastic cerebral palsy):

Khoảng 70 – 80% số người mắc bại não ở thể thể liệtcứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệtcứng tứ chi, trong đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ em bị liệt cứng tứ chi bị chậm trí tuệ và có những vấn đề khác.

Bại não thể loạn động (Dyskinetic cerebral palsy)

Khoảng 20% số người mắc bại não ở thể loạn động, thểnày gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Đây là thể bại não được đặc trưng bằng sựthay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm) và thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được (có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật). Trẻ mắc thể này thường khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng nên người mắc bại não thể loạn động cũng gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.

Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy)

Khoảng 10% số người mắc bại não ở thể thất điều, thể này ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Người mắc bại não thể thất điều có thể đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác, ví dụ như viết.

Các thể ít gặp

Ngoài ra trẻ còn có thể bị mắc bại não ở các thể khác như: Thể nhẽo, thể múa vờn…với tỉ lệ thấp hơn.

Nắm được các triệu chứng của Bại não, giúp chúng ta nắm được tình trạng tổn thương, giúp bác sĩ có thể chỉ định phương án điều trị thích hợp, đồng thời cải thiện tỷ lệ phục hồi. Dưới đây là những triệu chứng chủ yếu của Bại não.

2, Các triệu chứng của bệnh bại não

– Rối loạn vận động:

Khi vận động thì chân tay di chuyển không nhịpnhàng, đa phần di chuyển lệch hai bên. Đi tiểu thì không thể dạng hai chân rađược. 3 tháng vẫn chưa biết ngẩng đầu, 6 tháng chưa biết lật, 8 tháng vẫn chưa ngồi vững. Cơ thể mềm oặt và vận động tự phát rất ít.

– Rối loạn sinh lý:

Khả năng nuốt không tốt, thời gian ngủ quá dài hoặckhông ngủ, cơ thể cứng đờ, vòng đầu bất thường, sau khi sinh không bú được, bú không có lực, sau khi bú thì người mệt lả, thường xuyên xuất hiện tình trạng hosặc sụa, trớ sữa, khả năng ngậm và mở miệng không tốt, cân nặng tăng không đáng kể.

– Rối loạn ngôn ngữ:

60% – 95% người bại não đều bị rối loạn ngôn ngữ. Có biểu hiện như gặp khó khăn trong việc biểu đạt hoặc chọn từ ngữ, ngoài ra cũngcó những biểu hiện như phát âm không chuẩn hoặc nói lắp, cũng có những biểu hiệnnhư chứng mất ngôn ngữ. Tình trạng này thường gặp nhiều ở những người bại nãothể múa vờn (loạn động).

– Rối loạn trí tuệ:

Thống kê tại Việt Nam cho thấy chỉ có khoảng 25% người bại não ở mức độ nặng có trí thông minh và nhận thức bình thường, bại não ở mức độ nhẹ và vừa có khoảng khoảng 50%. Rối loạn trí thông minh là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bại não, vấn đề này có thể cải thiện vấn đề nàyqua trị liệu hành vi, giáo dục hòa nhập.

– Rối loạn thị giác:

Khoảng hơn một nửa số bệnh nhi sẽ bị rối loạn thịgiác một bên, tình trạng thường gặp nhất đó là mắt bị lác trong và mắt bị tật vềkhúc xạ như cận thị, nhược thị…một số ít có tình trạng rung giật nhãn cầu, cũngcó trường hợp bị mù hoàn toàn. Bệnh nhi bị liệt nửa người cũng có thể bị mù bênbị liệt. Khiếm khuyết thị giác có thể ảnh hưởng đến khả năng phối hợp của mắt, tay.

– Rối loạn tinh thần:

Mắt thường không nhìn vào bố mẹ, hay bị co giật. Không cười, dễ giật mình, dễ bị co rúm người lại, thường xuyên la hét hoặc cáukỉnh khó chịu

– Rối loạn thính giác:

Khả năng nghe của một số bệnh nhi giảm dần cho đến bịđiếc hoàn toàn. Với một số bệnh nhi mới sinh mắc chứng tăng bilirubin máu, gâyra tình trạng bệnh nhi bị loạn động tay chân là trường hợp thường gặp nhất. Đa phần bị mất khả năng nghe với những âm tần cao, cần phải đo điện thính giác thân não mới có thể nhận thấy

Tóm lại, triệu chứng chủ yếu của chứng Bại não gồmcó: rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trí tuệ, rối loạn thị giác,rối loạn thính giác và rối loạn tinh thần. Cần nắm được các triệu chứng của chứng Bại não, để chẩn đoán sớm, điều trị sớm, giúp cải thiện khả năng phục hồi của người bệnh.

3. Nguyên nhân của bại não

Nguyên nhân gây chứng bại não được chia thành 3 loại: Trước khi sinh, trong thai kỳ và sau khi sinh.

Nguyên nhân bại não trong quá trình mang thai chiếm 60% – 65% nguyên nhân trước khi sinh chiếm 30% – 40% nguyên nhân sau khi sinhchiếm 12%. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bại não, hiểu rõ các triệu chứng của bạinão, chẩn đoán kịp thời, thì cơ hội hồi phục sẽ rất cao.

Nguyên nhân trước khi sinh:

Chứng bại não ở trẻ thường xuất hiện khi phụ nữ bịnhiễm trùng thai kì như rubella (sởi Đức), cytomegalovirus và toxoplasmosis cóthể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục của người mẹ cũngcó thể gây nên sinh non. Một trong những nguyên nhân nữa chính là thiếu khí não bào thai do trẻ sinh ra bị ngạt.

Trẻ bị vàng da nhân do sự tích tụ trong máu một loạisắc tố có tên billirubin do tốc độ phá hủy hồng cầu cao và chức năng gan chưatrưởng thành ở trẻ sơ sinh, sắc tố này vượt qua hàng rào mạch máu – não và lắng đọng chủ yếu ở các nhân nền của não và làm tổn thương các cấu trúc này dẫn đến chứng bại não.

Nguyên nhân trong thai kỳ:

Sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não gây tổn thương các tổ chức đang phát triển của não hoặc gây nên chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 50.000 trẻ sinh non cân nặng chưa đạt đến 1500g, 85% trong số những trẻ còn sống thì có khoảng 5% – 15% bị mắcbại não, 25% – 30% mắc chứng rối loạn tâm thần ở độ tuổi đi học.

Ngoài ra, khó sinh, thời gian sinh quá dài, dây rốnquấn cổ, cuống rốn rụng sớm, nhau tiền đạo, tắc nước ối và hội chứng hít phânsu… dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho não của thai nhi, ngạt thở, trẻ quá to hoặc trẻ thiếu cân, sinh non chưa phát triển đầy đủ, bị thương khi sinh đều là mộttrong những nhân tố gây bại não.

Nguyên nhân sau khi sinh:

Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương bên ngoài, trúng độc,xuất huyết nội sọ và ngạt nặng. Trẻ mới sinh bị co giật, trẻ có cân nặng dưới 2500g cần phải được chăm sóc đặc biệt, trẻ ở trạng thái bị ức chế là những nhân tố gây nên bại não.

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, viêm phổi hít, viêm màng não, mất nước, vàng da, tụ máu nội sọ, nhiễm trùng máu dẫn đến tình trạng bị sốc, xẹp phổi khiến cho não thiếu oxy, bilirubin trong huyết thanh cao hơn 16mg/dl có mối liên quan mật thiết đến bại não, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn mới sinh mà sử dụng kháng sinh toàn thân thì tỷ lệ mặc bại não tương đối cao.

Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác hoặc trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong hai năm đầu tiên của đời sống ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não…cũng làm tăng nguy cơ bại não.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, nhân tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bại não. 65% người thân của người bại não có tiền sử bị động kinh, bại não và thiểu năng.

Bệnh nhân mắc rubella khi mang thai

Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây bại não

Não mô cầu gây viêm màng não mủ nhìn trên kính hiển vi

4. Chẩn đoán bại não

Hiện nay không có phương pháp nào chẩn đoán chính xác về bại não, bác sĩ thường phải quan sát trong thời gian dài để xác định bại não (khám trương lực cơ, sự phát triển vận động, giao tiếp…).

Ngoài ra các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp vi tính (CT), đặc biệt là chụp cộng hưởng từ(MRI) cho biết những thông tin giá trị về tổn thương não. Các xét nghiệm hóasinh hay di truyền tùy theo hướng chẩn đoán trên lâm sàng.

Đo điện não đồ (EEG) cũng là một xét nghiệm cơ bản không thể thiếu trong chẩn đoán bại não cũng như các bệnh của hệ thần kinhtrung ương khác.

Tỷ lệ phát chứng bại não khoảng 1,2-2,5% (với mỗi nghìn ca sống sót sau khi sinh). Trên 90% trẻ em bị bại não sẽ sống đến thời kỳ trưởng thành, chỉ có những đứa trẻ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất sẽ không có khả năng sống sót hoặc thời gian sống rất ngắn.

Điện chẩn đoán là phương pháp chẩn đoán kiểm tra bại não thường thấy nhất, chủ yếu bao gồm:

1. Điện não đồ (electroencephalogram)

Trong số người mắc chứng bại não kèm chứng động kinh 90% sẽ xuất hiện kết quả bất thường khi điện não đồ, trong số những người bại não đơn thuần chiếm 44%, người mắc bại não chân tay hoạt động chậm chạp, tỉ lệ xuất hiện bất thường ở điện não đồ tương đối thấp – bại não có kèm theo chứng động kinh là 43%, đơn thuần bệnh chân tay chậm là 26%.

Thông thường mà nói, bất thường điện não đồ ở bệnhnhân co giật là cao nhất, thứ hai là chứng tổng hợp, tiếp sau đó mới là chứng chân tay hoạt động chậm chạp. Do tình trạng tổn thương của mỗi trường hợp là khác nhau nên tỷ lệ di thường trên điện não đồ cũng khác nhau giao động giữa 40% đến 100%.

2. Điện vị

Trẻ em bại não thường đi kèm với suy giảm thị lực hoặc thính giác ở các mức độ khác nhau. Thông qua kiểm tra điện vị thị giác và điện cơ đồ thính giác, kịp thời phát hiện dị thường ở trẻ em, tiến hành điều trị một cách hiệu quả.

3. Điện não địa hình đồ (BEAM)

Kiểm tra sự phát triển và thay đổi ở nếp não trẻ

4. Điện cơ đồ

Nắm được trạng thái chức năng của thần kinh và cơ. Trẻ bị bại não kèm theo triệu chứng co cơ có thể làm kiểm tra này.

5. Sơ đồ trở kháng máu não (REG)

Kiểm tra tình hình cung cấp máu và chức năng mạch máu vùng đầu

6. Chup CT não

CT não chủ yếu là để xác minh biến chứng bệnh và những thay đổi có cơ chế hay không. Những bất thường thường thấy bao gồm teo não diện rộng, não nhũn hóa và chất trắng phát triển không tốt. Đối với một số trường hợp có thể sử dụng để tìm nguyên nhân gây bại não, ví dụ như dị tật bẩm sinh não,nhiễm trùng trong tử cung,…

7. Chẩn đoán triệu chứng

Nếu trẻ mới sinh đã xuất hiện những triệu chứng như cứng cơ thể, phản ứng chậm, đầu dị dạng, bú sữa mẹ khó khăn, không cười, nắm tay hoặc hoạt động của chân tay không bình thường, 3 tháng vẫn không thể tự ngóc đầu được, 6 tháng vẫn không lật người được, 8 tháng chưa biết ngồi, ánh mắt khi nhìn bố mẹ không có hồn, hay co giật,…rất có thể là do mắc bại não.

5. Bại não có chữa được không?

Toàn bộ não không bị tổn thương mà chỉ một phần bị tổn thương và chủ yếu là phần não điều khiển vận động, ngôn ngữ. Phần não tổn thương không có khả năng hồi phục lại nhưng cũng không tiến triển xấu đi. Tuy vậy, các cử động, tư thế và các vấn đề khác liên quan đến bại não có thể được cải thiện hay xấu đi sẽ tùy thuộc vào việc điều trị của chúng ta.

Phải hiểu rằng: Một trẻ bị bại não sẽ trở thành một người lớn bại não. Ở thời điểm này, tìm kiếm để chữa trị phần não bị tổn thương là điều không tưởng, điều nên làm là giúp đỡ trẻ có chất lượng sống tốt nhất với khuyết tật của mình và càng độc lập tự phục vụ chừng nào tốt chừng đó.

Trẻ bại não cần phải được phát triển toàn diện

6.Điều trị bệnh bại não

Hiện nay có khá nhiều chương trình nói về việc điềutrị bại não như: Diện chẩn, châm cứu bấm huyệt, ghép tế bào gốc, oxy cao áp…Tuynhiên khoa học trên Thế giới chỉ công nhận Phục hồi chức năng là phương pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất với tất cả các Trẻ bại não.

Điều trị bại não cần phải kết hợp:

Phục hồi chức năng vận động (với trường hợp trẻ chậm phát triển về vận động)

Trị liệu ngôn ngữ (với trường hợp trẻ chậm nói, gặp khó khăn với âm ngữ)

Điều hoà cảm giác (trẻ bị rối loạn cảm giác)

Đào tạo kỹ năng cá nhận (thích nghi với khuyết tật của bản thân, nâng cao khả năng tự phục vụ)

Giáo dục hòa nhập (mang đến cho trẻ cơ hội hòa nhập, tương tác với xã hội và tham gia vào xu hướng chính của cuộc sống)

Việc phục hồi chức năng toàn diện trên thế giới được chú trọng rất nhiều, nhưng ở Việt Nam thường chỉ chú trọng về phục hồi chức năng vận động. Đừng quên rằng mọi trẻ em đều phải được phát triển toàn diện cảvề vận động, hành vi, kỹ năng cá nhân – xã hội, ngôn ngữ, tâm lý…

Để phát triển được toàn diện như vậy cần phải kết hợp nhiều phương pháp theo một quá trình được đánh giá liên tục về kết quả.

7. Trẻ bại não có thể đi lại được không?

Đây là vấn đề mà rất nhiều bố mẹ của trẻ bại não quan tâm. Một số trẻ có thể đi lại được chỉ sau vài tháng tập luyện phục hồi chứcnăng (có trường hợp trẻ 5 tuổi đi lại được sau 3 tháng tập luyện tại Trung tâmVina Health) nhưng nếu tình trạng quá nặng có thể không bao giờ đi được và chúng ta cần phải chấp nhận điều này để hướng tới những mục tiêu quan trọng khác của trẻ.

Cho dù trẻ có đi được hay không trẻ cũng cần phải được tạo điều kiện để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Có nhiều cách để giúp trẻcó thể đi đến nơi trẻ muốn như sử dụng xe lăn, xe đẩy hoặc các loại thiết bị, dụngcụ hỗ trợ khác.

Mặc dù khả năng đi lại có một ý nghĩa rất lớn về khía cạnh chức năng và xã hội. Tuy nhiên đứng về khía cạnh nhu cầu của trẻ, ngoài việc đi lại được còn có rất nhiều kỹ năng và thái độ tinh thần khác cũnghết sức cần thiết đó là:

Sự tự tin và yêu đời

Có thể giao tiếp và tạo mối quan hệ với mọi người

Tự săn sóc bản thân như tự ăn, mặc quần áo và làm vệ sinh.

Tự tiếp thu, tìm hiểu và học tập

Chúng ta cần phải nhận thức được rằng trước khi trẻcó thể đi được thì trẻ cần phải biết kiểm soát đầu, cổ của mình, giảm gồng cứng, biết ngồi và có thể giữ thăng bằng trong khi đứng.

Một số trẻ bại não có thể đi học, mặc dù thường chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Tóm lại, tình trạng tổn thương càng nhẹ, điều trị sớm, đúng phương pháp thì trẻcàng có nhiều khả năng đi lại được.

Mọi phương pháp dạy và tập luyện đều phải có sự yêu thương và đùm bọc

Việc phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não diễn ra càng sớm càng tốt để giúp trẻ lớn lên sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook