Thứ Tư, 23/04/2025 | 09:00

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Mỗi năm có khoảng 200 000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh tim mạch khoảng 20% do đó việc nhận biết các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày giúp giảm thiểu các biến chứng, bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng.

Các dấu hiệu nhận biết khi bị đột quỵ

Rối loạn trí nhớ, khó nhớ các thông tin ngắn hạn, chóng mặt, đau đầu

Biểu hiện đầu tiên khi bị đột quỵ là rối loạn trí nhớ, khó nhớ các thông tin ngắn hạn. Một số khác lên cơn co giật, hoa mắt, mất thị lực tạm thời hoặc chỉ nhìn thấy lờ mờ trong cự ly gần. Một số lại cảm thấy liệt hoặc yếu một bên cơ thể từ vai đến chân, nhiều  trường hợp khó phát âm hoặc khó hiểu lời nói của người khác hoặc xuất hiện những cơn chóng mặt, mất cân bằng, ngã vô thức kèm theo đau đầu không rõ nguyên nhân.

Liệt một bên mặt, méo miệng, đi lại siêu vẹo

Một số khác liệt một bên mặt, gây méo miệng và khó khăn khi nhai, nói chuyện, thay đổi trong tri giác như lúng túng, mất tập trung thậm chí rơi vào tình trạng mất ý thức. Số ít bị rối loạn vận động, đi lại siêu vẹo do mất khả năng điều chỉnh và phối hợp chuyển động của cơ thể. Nguy hiểm nhất là hiện tượng co giật dấu hiệu rõ ràng của đột quỵ trước 30 ngày.

Để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ các chuyên gia khuyến cáo khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên người dân cần đi khám chuyên khoa ngay. Căn cứ tình trạng thực tế các bác sỹ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp người cao tuổi có bệnh nền có thể phải nhập viện điều trị.

Để việc ngăn ngừa đột quỵ đạt kết quả tối ưu người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh với thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Lưu ý hạn chế tiêu thụ muối, chất béo bão hòa và đường. Ngoài ra cần tránh suy nghĩ, lo lắng bởi stress cũng là yếu tố dẫn đến đột quỵ. Cách quản lý stress hiệu quả nhất là thông qua các hoạt động như yoga, thiền, vẽ tranh hoặc tham gia sinh hoạt cộng đồng…

Ngoài ra việc vận động thể chất thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ ngày như đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông…sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng lý tưởng, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Song song với những yếu tố trên, kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều quan trọng nhất giúp phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Quá trình kiểm tra các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, kiểm tra huyết áp và đánh giá yếu tố nguy cơ để xác định nếu có sự tồn tại của dấu hiệu tiền đột quỵ.

Một số yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và tiền sử gia đình đột quỵ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ người dân cần trao đổi với bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao, duy trì uống thuốc, đo huyết áp hàng ngày… Việc đo huyết áp thường xuyên và ghi lại các dấu hiệu bất thường giúp người dân có thể nhận biết sớm những thay đổi có thể liên quan đến đột quỵ, kịp thời điều trị tránh những nguy cơ xấu có thể sẽ xảy ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Thực trạng bệnh đột quỵ não tại Việt Nam

Xuất huyết não (xuất huyết nội sọ): nguyên nhân, triệu chứng và diễn biến bệnh

Những ai thường hay mắc bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não?

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, liệt

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook