Khuyến cáo những biểu hiện lo lắng thái quá cần đi khám ngay
Cuộc sống bộn bề khó khăn với bao âu lo thường trực, lo cho các con ăn học, lo cha mẹ già đau ốm trái nắng, trở trời, lo để đời sống gia đình sao không bị thiếu trước hụt sau… Nhiều nỗi lo đeo đẳng khiến cuộc sống thiếu đi những thi vị, sự yên bình đặc biệt sau đại dịch covid nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động khiến một bộ phận người dân mất việc. Cuộc sống bế tắc khiến họ rơi vào trạng thái lo lắng thái quá dẫn đến mắc bệnh. Vậy thời điểm nào cần phải vào viện để điều trị tâm lý?
Theo các nhà khoa học, ở độ tuổi nào cũng có nỗi lo riêng. Người trẻ có nỗi lo của giới trẻ, già có nỗi lo của tuổi già bởi lo lắng là một điều bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lo lắng có thể vượt quá mức bình thường với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ…thậm chí tụt cân, luôn khắc khoải, trăn trở tự dằn vặt mình…lâu dần dẫn đến sinh bệnh. Lúc này người dân cần đi kiểm tra, khám sức khoẻ để được hỗ trợ về tâm lý.
Chuyên trang sức khỏe của Psychology Today (Mỹ) cảnh báo, lo lắng là điều hết sức bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên lo lắng quá mức, hết ngày này qua ngày khác, lo lắng đến mất ăn mất ngủ, vượt quá tầm kiểm soát người dân cần đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu tâm lý để được hỗ trợ. Lo lắng dẫn đến bất ổn tâm lý sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng trên cơ thể và nhận thức.
Dấu hiệu trên cơ thể
Lo lắng dẫn đến các triệu chứng thể chất như đau bụng, đổ mồ hôi quá nhiều, nhức đầu, nhịp tim nhanh, khó thở… Những triệu chứng này thường xảy ra trước một chuyến đi thăm quan giã ngoại, trước một cuộc họp trong công ty hoặc khi nói chuyện với người lạ qua điện thoại… Đây đều là những dấu hiệu cho thấy lo lắng vượt quá mức bình thường cần đi kiểm tra ngay.
Dấu hiệu về nhận thức
Người mắc bệnh khi lo lắng kèm theo mất ngủ sẽ khó tập trung hoặc gặp các vấn đề về trí nhớ. Đặc biệt với chứng khó ngủ, lo lắng sẽ đeo bám trong tâm trí khiến người mắc khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thỉnh thoảng thức dậy vào lúc nửa đêm những lo lắng tiếp tục xâm chiếm tâm trí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Suy nghĩ quá nhiều
Lo lắng kèm theo tình trạng suy nghĩ quá nhiều khiến người mắc đôi khi không chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh gây ảnh hưởng và làm gián đoạn cuộc sống.
Xuất hiện các cơn hoảng loạn
Lo lắng quá mức có thể làm xuất hiện cơn hoảng loạn với các triệu chứng như tức ngực, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, khó thở và đau bụng. Mọi người dễ nhầm lẫn cơn hoảng loạn với tụt đường huyết hay cơn đau tim. Tuy nhiên để phòng trường hợp đây là cơn đau tim thực sự, người mắc bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Từ những phân tích khoa học trên, tờ Psychology Today khuyến cáo người dân khi thấy cảm giác lo lắng đeo bám cả ngày, kéo dài từ ngày này qua ngày khác kèm theo ít nhất 1 trong số các biểu hiện như đã đề cập ở trên cần đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu tâm lý để được hỗ trợ, điều trị kịp thời tránh những hệ luỵ xấu có thể sẽ xảy ra.
Lời kết
Lo lắng là một trạng thái bình thường của con người trong cuộc sống. Mỗi người, mỗi độ tuổi có những lo lắng riêng, tuy nhiên khi những lo lắng kéo dài thường trực cả ngày lẫn đêm, lo lắng hết ngày này qua ngày khác dẫn đến mất ngủ, sức khoẻ xa xút, thậm chí dẫn đến những cơn tức ngực, khó thở…người dân cần đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp với liệu pháp điều trị tâm lý, một số biểu hiện nhẹ hơn được khuyến cáo tăng cường các hoạt động tương tác trong gia đình, cộng đồng, tích cực vận động thể thao để tạo môi trường vui vẻ, thoải mái…
Đối với những trường hợp lo lắng thái quá, có biểu hiện hoảng loạn người nhà cần động viên, làm công tác tư tưởng rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị trong thời gian sớm nhất.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc
Vì sao tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần gia tăng
Bệnh rối loạn lưỡng cực dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, điều trị
Stress gây hại đến cơ thể như thế nào?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.