Thứ Hai, 30/10/2023 | 09:09

Căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có gì khác biệt

Thế kỷ hiện đại xuất hiện những căn bệnh đặc trưng, trong đó rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một căn bệnh tâm lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bệnh, gia đình, những người xung quanh và cộng đồng xã hội.

Xét trên góc độ tổng quan rối loạn ám ảnh cưỡng chế không phải là một đặc điểm tính cách tốt của những người ngăn nắp, có tổ chức. Stephanie Woodrow, giám đốc lâm sàng của Trung tâm Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Lo âu Quốc gia ở Washington DC cho rằng chứng rối loạn này có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ và hạnh phúc của một người.

Tương tự, Matthew Antonelli, giám đốc điều hành tạm thời của Tổ chức OCD Quốc tế có trụ sở tại Boston tâm sự “rối loạn ám ảnh cưỡng chế không nên ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của bạn. Bạn hoàn toàn có thể hành động để giảm bớt sự ảnh hưởng của nó. Việc điều trị và dùng thuốc hiệu quả đã cứu mạng tôi. Và giờ, sứ mệnh của tôi là giúp đỡ những người đang đang gặp khó khăn về chứng bệnh này”.

Nỗi ám ảnh và sự ép buộc

Antonelli phân tích, về cơ bản bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần mà con người ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp đều có thể gặp phải. Tình trạng mạn tính xảy ra khi một người bị cuốn vào vòng xoáy của nỗi ám ảnh và sự ép buộc. Theo Woodrow những nỗi ám ảnh đó có thể được mô tả là “những suy nghĩ, thôi thúc và hình ảnh xâm nhập vào trong suy nghĩ của người bệnh, gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc ghê tởm mãnh liệt”. Antonelli cho rằng “Những nỗi ám ảnh này xảy ra lặp đi lặp lại, khiến người bệnh cảm thấy bất lực”.

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không phải là một tính cách kỳ quặc

Woodrow cho biết: “Quan niệm sai lầm nhất về bệnh là nghĩ rằng nó là một đặc điểm hoặc đặc điểm tính cách. Đây là một chứng rối loạn rất nghiêm trọng có thể hủy hoại cuộc sống của con người không chỉ đối với cá nhân mà còn là đối với những người xung quanh họ”.

Sự sạch sẽ, ngăn nắp không phải là những biểu hiện duy nhất của bệnh, những nỗi ám ảnh thúc đẩy sự ép buộc có thể rất khác nhau, bao gồm tình dục, tôn giáo, các mối quan hệ lãng mạn và bạo lực. Những suy nghĩ xâm phạm đó có thể sinh ra nỗi sợ làm hại người bạn yêu thương hoặc vượt quá giới hạn bản thân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tuy nhiên, ranh giới giữa bị bệnh và không bị bệnh rất mong manh và tùy thuộc vào mức độ của sự rối loạn.

Luôn muốn kiểm tra mọi thứ

Người bệnh thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường, luôn cảm thấy bất an về mọi việc và cần phải kiểm tra lại nhiều lần mới thấy an tâm hơn.

Dọn nhà theo nguyên tắc có một không hai

Người bệnh có những nguyên tắc dọn dẹp nhà theo cách riêng và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Cho dù có đau ốm mệt mỏi thế nào cũng phải dọn vì họ luôn có cảm giác vi trùng có ở khắp mọi xó xỉnh trong nhà.

Rửa tay quá kỹ

Những người mắc bệnh lúc nào cũng bị ám ảnh trên tay đầy vi trùng, đây là dấu hiệu phổ biến, đặc trưng nhất của căn bệnh này. Do đó người mắc bệnh thường xuyên rửa tay, lau chùi kỹ bàn tay và lúc nào cũng tỏ ra sợ hãi sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường xung quanh.

Ám ảnh về những con số

Người bệnh thường hay ám ảnh bởi các con số do đó gây ra nhiều phiền phức cho những người xung quanh. Số đông cảm thấy lo lắng có phần thái quá khi gặp những con số không may như 3,5,7..vì vậy thường đếm số người, số mục tiêu hoặc số lượng công việc…để kiêng cữ.

Phóng đại về vấn đề bạo lực

Những suy nghĩ về xung đột và bạo lực đối với người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế bị nâng tầm phóng đại quá mức đến nỗi họ không dám ra nơi công cộng vì sợ bị bạo hành. Người bệnh còn có những nỗi sợ hãi khác như sợ người thân đánh đập, sợ đi học bị bắt nạt hay nguy cơ xâm hại ở những nơi vắng vẻ..

Ám ảnh về tình dục

Điểm đặc trưng của người rối loạn ám ảnh cưỡng chế dẫn đến những suy nghĩ bất thường về xu hướng tình dục như muốn quan hệ với người lạ, trẻ em, người đồng giới, thậm chí là đồng nghiệp hay khách hàng… Những ám ảnh về tình dục thường xuất hiện trong suy nghĩ của người bệnh mà đôi khi bản thân họ cũng không hề mong muốn.

Dằn vặt về các mối quan hệ

Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế luôn cảm thấy lo lắng về các mối quan hệ, sợ làm tổn thương đối phương nên chỉ khi biết suy nghĩ của đối phương thì mới thấy an tâm. Do đó họ thường xuyên thấy bất an, lo lắng khi xung đột với đồng nghiệp hay bạn bè, người thân khi không may mắc các lỗi lầm nào đó mà không có cách xử lý.

Kỳ vọng về sự bảo đảm

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không tin tưởng vào quyết định của bản thân nên thường hỏi ý kiến của mọi người xung quanh về các vấn đề cần tự quyết định. Người bệnh luôn có cảm giác làm theo ý kiến của mọi người thì bản thân sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Lời kết

Những quan niệm sai lầm về căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến những người mắc bệnh cảm thấy bị cô lập và tránh né điều trị. Trên thực tế, những người bị bệnh có khả năng tư duy, tổ chức cực kỳ tốt. Tuy nhiên, sự chi tiết quá mức sẽ làm chậm tiến độ công việc gây ảnh hưởng đến kết quả chung…

Để khắc phục những nhược điểm trên, các chuyên gia đã đưa vào thử nghiệm điều trị dùng thuốc kết hợp liệu pháp ngăn ngừa phơi nhiễm, phản ứng. Kết quả thành công tốt đẹp đã mở ra một hướng đi mới trong công tác điều trị cho bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế trên toàn thế giới.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD ở người lớn

Vì sao tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần gia tăng

Rối loạn tăng động giảm chú ý: Điều gì khiến họ trở nên tồi tệ hơn?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở mèo: biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook