Ngộ độc thực phẩm ở thể nhẹ gây ra những khó chịu cho cơ thể, nặng có thể dẫn đến tử vong. Thời gian qua thông tin về những vụ ngộc độc lớn nhỏ tại các khu công nghiệp, nhà hàng tiệc cưới, sinh nhật, mừng thọ…vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí có trường hợp phải trả giá bằng cả tính mạng. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước đã bị nhiễm vi khuẩn, độc tố, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc hóa chất. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gồm đau quặn dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu, đau cổ họng, cơ thể mệt mỏi, mất sức…
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm đến từ các công đoạn trồng trọt đến chế biến, bảo quản, nấu ăn…Các loại hóa chất, phân bón..sử dụng khi trồng các loại rau củ quả đều có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm thực phẩm.
Tương tự, môi trường trong tự nhiên bao gồm các vi khuẩn, ký sinh trùng bay theo gió, lơ lửng trong nước, bám theo bụi, ẩn trong lòng đất…luôn luôn là một nguồn nhiễm bệnh tiềm ẩn nếu không được kiểm soát theo nguyên tắc của ngành vệ sinh thực phẩm.
Sau tất cả các công đoạn trên thì việc nấu, bảo quản món ăn dù là ở đâu, trong bếp gia đình hoặc tại công xưởng, nhà máy, trường học…cũng đều có thể dẫn đến nguồn ô nhiễm chính yếu. Do đó các khu vực dành cho chế biến thực phẩm cần phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để nói không với ngộ độc thực phẩm người dân cần mua thực phẩm tại các cửa hàng được cấp giấy chứng nhận của các cơ quan chủ quản. Trên thực tế nhiễm trùng thực phẩm có thể xảy ra đối với các sản phẩm thịt bởi các vi khuẩn tự nhiên trong ruột gia súc là một người nhiễm bệnh chính nếu không được xử lý cẩn thận.
Những nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
1. Mua thực phẩm tại các cửa hàng được cấp giấy chứng nhận của các cơ quan chủ quản.
2. Người đang bị bệnh không tham gia sửa soạn, chế biến thực phẩm.
3- Luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
4- Giữ bếp và đồ dùng nấu bếp luôn sạch sẽ.
5- Các thực phẩm đông lạnh phải để vào tủ đá ngay sau khi mua về.
6- Đóng gói các thực phẩm thành từng túi riêng biệt.
7- Thịt, thịt gà vịt, trứng, cá, thịt đã làm sẵn, các sản phẩm sữa phải luôn luôn để tủ lạnh.
8- Dùng thớt riêng để pha chế thịt sống và thịt đã được nấu chín.
9- Nấu kỹ các thực phẩm để diệt hết các mầm mống bệnh nguy hiểm.
10- Giữ thức ăn nóng ở độ nóng 65ºC và đồ ăn lạnh ở độ lạnh 4ºC.
11- Không để côn trùng, bọ chuột, chó mèo…tiếp xúc tới thực phẩm.
12- Tất cả các thực phẩm cần dùng trước khi quá hạn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất
Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất
Ngộ độc nước nguy hiểm thế nào, tỷ lệ khuyến cáo của WHO
Ngộ độc thức ăn phòng tránh như thế nào?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.