Thứ Sáu, 05/01/2024 | 16:16

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn của ống tiêu hóa, biểu hiện rõ nhất ở đại tràng, Hội chứng ruột kích thích IBS khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ dưới 45 tuổi. Có tới 1/5 người trưởng thành ở Hoa Kỳ gặp phải hội chứng ruột kích thích IBS vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì vậy chúng ta ai cũng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?

IBS hay còn dưới tên hội chứng ruột kích thích, là một tình trạng mạn tính gây ra bởi các vấn đề ở đại tràng.

Các bác sĩ mô tả IBS là một rối loạn chức năng, nghĩa là có vấn đề về chức năng ruột mà không liên quan đến bệnh thực thể. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải căn bệnh này gọi nó là rối loạn chức năng hơn.

Các triệu chứng của IBS bao gồm khó chịu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, kết hợp cả 2, thậm trí không kiểm soát được. Một số người mắc bệnh tiêu chảy mạn tính lo lắng về việc đi vệ sinh đến mức họ không tham gia vào các hoạt động xã hội nữa. Mặc dù IBS có thể gây khó chịu đáng kể, thay đổi thói quen hàng ngày nhưng nó không gây tổn thương đường ruột vĩnh viễn hoặc dẫn đến tình trạng nghiêm trọng nào.

IBS có thể đáp ứng tốt với các biện pháp giảm căng thẳng cũng như thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.

Các chuyên gia y tế vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân thực thể chính xác gây ra Hội chứng ruột kích thích. Người ta thường cho rằng căng thẳng là một nguyên nhân. Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng IBS tồi tệ hơn. Các triệu chứng của IBS có thể không đổi hoặc có thể đến rồi đi. Thậm chí có những thời điểm dường như cơn đau bụng của bệnh nhân đã biến mất. Sau đó các triệu chứng IBS lại tái bùng phát.

Các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích IBS là gì?

Một số triệu chứng của IBS bao gồm:

1. Đau bụng

Triệu chứng phổ biến nhất ở những người mắc IBS là đau bụng hoặc co thắt. Cảm giác khó chịu thường bắt đầu ngay sau khi ăn và có thể biến mất sau khi đi ngoài. Những cơn đau không rõ ràng, không ở một vị trí nhất định

2. Tiêu chảy hoặc táo bón

Táo bón và tiêu chảy là hai triệu chứng phổ biến của IBS Người bệnh có thể vừa bị táo bón, vừa bị tiêu chảy. Những người mắc IBS thường cảm thấy họ cần ở nhà hoặc gần nhà vệ sinh vì những lý do này.

3. Đầy hơi

IBS có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng đến mức không thể mặc vừa quần áo bình thường. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy bản thân muốn mặc quần thun sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích.

4. Xì hơi quá mức

Có lẽ triệu chứng đáng lo ngại nhất của IBS là xì hơi không kiểm soát được. Việc xì hơi một cách công khai khiến người bệnh xấu hổ. Nỗi sợ không kiểm soát được có thể khiến việc giao tiếp xã hội trở nên khó khăn.

5. Chất nhầy trong phân

Phân được bao bọc bởi một chất nhầy là điều bình thường. Tuy nhiên, những người mắc Hội chứng ruột kích thích IBS có thể nhận thấy lượng chất nhầy trong phân tăng lên.

Nếu xuất hiện triệu chứng trên có thể là người bệnh bị mắc IBS. Nếu bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa ba lần mỗi tháng trong ba tháng hoặc đã bị các triệu chứng này trong ít nhất sáu tháng, hãy xin chỉ định của bác sĩ để được làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.

IBS được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán IBS chỉ bằng cách liệt kê các triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ hoặc chuyên gia về rối loạn tiêu hóa (bác sĩ tiêu hóa) cũng có thể kiểm tra máu hoặc phân của bệnh nhân để tìm các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng như nhiễm ký sinh trùng hoặc tiểu đường.

Các bác sĩ không thể chẩn đoán IBS bằng xét nghiệm, tuy nhiên, một số xét nghiệm nhất định có thể giúp loại trừ các bệnh khác như ung thư đại trực tràng. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể bao gồm:

+ Lấy mẫu phân

+ Xét nghiệm máu

+ X- quang

+ Nội soi đại trực tràng

+ Test hơi thở Hydro để chẩn đoán phân biệt

Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ tiêu hóa nếu đang gặp phải các triệu chứng IBS. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể giúp xác định yếu tố nào có tác động đáng kể nhất đến sức khỏe đường ruột của bệnh nhân và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

Nguyên nhân gây ra IBS?

Nguyên nhân chính xác của IBS vẫn chưa được biết, tuy nhiên, rõ ràng có nhiều yếu tố đóng vai trò như:

+ Thức ăn

+ Mức độ căng thẳng gia tăng

+ Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt

+ Trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác

Điều trị Hội chứng ruột kích thích IBS như thế nào?

Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại cho đường ruột.

– Tăng cường các thực phẩm chứa probiotic như sữa chua,…

– Từ bỏ rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…

– Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, những thực phẩm giàu chất béo.

– Tăng cường ăn các thực phẩm chứa chất xơ từ rau, củ, quả,…

– Giảm stress qua lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể thao.

IBS là vấn đề tiêu hóa ai cũng có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hội chứng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần có sự chăm sóc y tế phù hợp để bệnh nhân có một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường, không đau đớn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vượt qua hội chứng ruột kích thích (IBS) bằng liệu pháp hành vi nhận thức

Vì sao tỷ lệ nữ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cao hơn nam

Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân, điều trị và chẩn đoán

Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo như thế nào

Yhocvn.net (Lược dịch franciscanhealth)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook