Thứ Ba, 02/01/2024 | 17:06

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng gây nhiều khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy phải làm sao để vượt qua Hội chứng ruột kích thích? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này

1. Những khó chịu gây ra bởi Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng khó chịu và thường làm suy nhược cơ thể, được đặc trưng bởi đau bụng, tái phát thường xuyên cũng như các vấn đề về táo bón tiêu chảy. Những người mắc IBS thường cảm thấy rất muốn sử dụng nhà vệ sinh và thường có xu hướng tránh đi đến những chỗ không thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhiều địa điểm hàng ngày (trung tâm thương mại, công viên, nơi thờ cúng, rạp chiếu phim, lớp học, văn phòng) khiến họ cảm thấy bất tiện và kết quả là họ có thể bắt đầu hạn chế các hoạt động của bản thân. Những người mắc IBS cũng bắt đầu sợ hãi và tránh xa nhiều loại thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra các cơn IBS, thường dẫn đến mất cảm giác thích thú khi ăn uống cũng như giảm cơ hội giao tiếp. Điều này thúc đẩy một vòng luẩn quẩn của sự khó chịu, lo lắng, cảnh giác, né tránh và mẫn cảm nội tạng. Đối với những người mắc IBS, chứng khó tiêu có thể giống như một sự kiện kinh khủng có thể dẫn đến đau đớn, không tự chủ được. Khi người mắc IBS đến khám chuyên gia tiêu hóa có thể được tư vấn một số các xét nghiệm chẩn đoán loại trừ như nội soi tiêu hóa, siêu âm, xét nghiệm phân, test thở hydro,…

2. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT – Cognitive Behavioral Therapy) giúp chữa trị và vượt qua Hội chứng ruột kích thích

Trước hết chúng tôi xin giải thích CBT là gì: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là biện pháp can thiệp tâm lý xã hội với mục đích cải thiện sức khỏe tâm thần cho con người. CBT thường sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, chủ yếu sẽ tập trung hỗ trợ người bệnh đương đầu với một vấn đề nhất định.

May mắn cho những người mắc chứng IBS, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.

Điều điều quan trọng đầu tiên là người tư vấn phải tham khảo ý kiến bác sĩ của bệnh nhân và đảm bảo rằng một số chẩn đoán bệnh lý thực thể đã được loại trừ. Các nguyên tắc quan trọng nhất cần được loại trừ là bệnh viêm ruột (Crohn’s) và bệnh Celiac (tình trạng không dung nạp gluten). Xét nghiệm máu và phân đơn giản thường đủ để loại trừ những tình trạng này. Có thể thực hiện xét nghiệm test thở Hydro, methane để chẩn đoán nguyên nhân.

Bước tiếp theo là cho bệnh nhân thấy được  mối liên hệ giữa căng thẳng và các kích thích hệ thần kinh giao cảm, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự khó chịu ở đường tiêu hóa.

IBS có cơn đau và rối loạn chức năng đường tiêu hóa là rất thật chứ không phải chỉ do những ám ảnh trong đầu. Nhưng căng thẳng khiến các vấn đề về đường tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn thông qua các cơ chế sinh học trực tiếp. Sau đó, người hướng dẫn nên giúp bệnh nhân tập luyện các kỹ thuật thư giãn như thở sâu bằng bụng.

Sau khi bệnh nhân có thể sử dụng các kỹ thuật thư giãn này một cách hiệu quả, tiếp đến giới thiệu mô hình CBT, mô hình này dạy rằng niềm tin ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta và niềm tin đó có thể không chính xác. Những niềm tin không chính xác, trong trường hợp này là những niềm tin và dự đoán kinh khủng về các triệu chứng đường tiêu hóa, có thể được thay đổi với sự trợ giúp của các thí nghiệm hành vi. Ví dụ: có thể hữu ích nếu đưa bệnh nhân đến rạp chiếu phim hoặc nhà thờ và để họ ngồi ở phía sau và đếm số người đứng dậy đi vệ sinh rồi quay lại. Thông thường, bệnh nhân sẽ ngạc nhiên về mức độ thường xuyên xảy ra vào, mức độ phản ứng của người khác; nó có thể giúp bệnh nhân hiểu rằng việc phải đứng dậy đi vệ sinh không phải là vấn đề gì ghê gớm.

Liệu pháp tiếp xúc

Bước cuối cùng trong CBT là liệu pháp tiếp xúc, trong đó bệnh nhân bắt đầu làm những việc mà họ đang tránh. Ví dụ, nếu họ sợ những chuyến đi dài bằng ô tô, hãy để họ bắt đầu bằng cách ngồi trong ô tô trên đường lái xe trong ba mươi phút. Khi việc đó trở nên nhàm chán và dễ dàng, hãy bảo họ lái xe vòng quanh khu nhà 20 lần. Sau đó yêu cầu họ lái xe cách nhà một dặm và quay lại, v.v. Nếu bệnh nhân lo sợ tình trạng tiểu không tự chủ, thì để an toàn nên tập luyện tại nhà bằng cách hãy yêu cầu họ thử việc nín nhịn khi cảm thấy buồn tiểu, đầu tiên là trong 30 giây, sau đó là một phút, rồi 5 phút. Điều này sẽ chứng minh cho họ thấy rằng họ có thể vượt qua được và những điều lo lắng tiêu cực chỉ ở trong suy nghĩ của họ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chướng bụng, đầy hơi nên ăn gì giúp giảm nhanh

Xét nghiệm hơi thở và hội chứng ruột kích thích (IBS)

Thuốc nào chữa hội chứng ruột kích thích?

Những gì bạn không biết về Hội chứng ruột kích thích

Yhocvn.net (Lược dịch theo adaa)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook