Thứ Ba, 14/04/2020 | 11:24

Vấn đề nguy hiểm của các cơ quan tiêu hóa khi về già

Cơ quan tiêu hóa trở nên già tương đối chậm. Nhưng qua thời gian, cũng có nhiều biến đổi liên quan đến giảm tiết dịch tiêu hóa và khả năng hoạt động của các men. Ở mồm có thể thấy giảm ptyalin, ở dạ dày giảm acid clohydric (gặp ở 40% người trên 60 tuổi, nhất là ở nam). Giảm acid clohydric tương ứng với teo niêm mạc dạ dày dẫn đến các hậu quả như:

– Tại chỗ: giảm khả năng tiêu hóa protein, thiếu máu do thiếu yếu tố nội tại.

– Ở ruột: kém hấp thụ sắt và calci, tạp khuẩn đại tràng xâm nhập tiểu tràng. Tình trạng đó biểu hiện bằng hiện tượng ăn không ngon, chán ăn.

Tuỵ tạng nội tiết hay ngoại tiết bị thu teo. Ở ruột có hiện tượng giảm khả năng hấp thu, giảm trương lực cơ của đại tràng, ngay từ 50 tuổi trở đi.

Răng bị hư hỏng nhiều, rụng dần. Những bệnh lý về răng miệng ít được quan tâm ở người già. Nhiều người cao tuổi cho rằng bộ răng đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ, khi mất răng họ thường tìm cách thay đổi thức ăn để dễ nuốt hơn như chan canh, ăn cơm nát, tăng chất lỏng… Trong trường hợp này, thức ăn không được nghiền nát và tiêu hóa dưới tác dụng của hệ thống nước bọt mà bị đổ thẳng vào dạ dày cùng nước canh, khiến lượng dịch vị (đã giảm do tuổi tác) không đủ để tiêu hóa. Môn vị sẽ không mở để hỗn dịch xuống hành tá tràng. Lúc này, thức ăn bị ứ trệ gây chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và acid gây viêm tại chỗ.

Vấn đề nguy hiểm với các cơ quan tiêu hóa khi về già

Một thống kê gần đây ở nước ngoài trên 3000 bệnh nhân già đến khám cơ quan tiêu hóa thấy 11% có ung thư, 10% có loét dạ dày tá tràng, 8% có bệnh gan mật, 3% có viêm túi thừa đại tràng và 8% có các bệnh khác. Tổng cộng là 40% có bệnh tiêu hoá.

Cần lưu ý là các ung thư ở cơ quan tiêu hóa tiến triển rất khó lường trước. Vì vậy cần phải cảnh giác, ở lứa tuổi thứ ba đối với các ung thư hay được che đậy dưới dạng rối loạn chức năng và phải tiến hành thăm dò kỹ lưỡng.

Bệnh lý của các cơ quan tiêu hóa tuổi già như vậy có hai đặc điểm cần nhấn mạnh: ung thư các loại và giảm tiết dịch, giảm vận động.

Về chỉ định phẫu thuật, cần hạn chế ở người già, nhất là về phương diện ung thư. Ngược lại, đối với xuất huyết cần mạnh dạn can thiệp, vì nguy cơ thiếu máu cục bộ rất lớn. Đối với tắc ruột do giải đính của bệnh đường mật chủ, thái độ xử trí cũng như vậy.

THỰC QUẢN

1. Bệnh củạ thực quản hay gặp nhất ở người già là thoát vị hoành, gặp ở mức độ khác nhau ở ba phần tư người trên 70 tuổi, có liên quan đến nhão cơ hoành, tăng cân nặng và đôi khi thiểu năng giáp. Chẩn đoán X quang thoát vị hoành phải rất thận trọng.

Dịch vị trào ngược qua khe hoành gây những triệu chứng thực quản: cảm giác bỏng, nhất là ở tư thế nằm sấp. Viêm thực quản có thể dẫn đến loét tiêu hóa và hẹp do sẹo. Thoát vị lớn có thể đẩy tim và gây đau như cơn đau tim. Hay có xuất huyết âm ỉ, gây thiếu máu nặng, thể hồng cầu nhỏ.

Về điều trị nội khoa, thường dùng kem băng bó (phosphalugel, alucolgel), nên uống ở tư thế nằm vào ban ngày và đêm lúc đi ngủ. Khi có bỏng rát thực quản dùng muthesa (dung dịch 2%, một chất gây tê, oxethacainum trong một gel hydroxyt alumin) làm giảm đau nhanh chóng. Nếu bệnh nhân có thói quen nằm ngửa, cần nghiêng giường để hạn chế dịch vị trào ngược ban đêm. Nếu có thiếu máu, phải cho sắt, tốt nhất là tiêm.

Về ăn uống, nên tránh chất lỏng quá nỏng, quá lạnh, nhiều gia vị, nhiều rượu. Hạn chế rau và quả, trừ trường hợp bệnh nhân nhai kỹ để tránh kích thích cơ giới.

Các kết quả phẫu thuật thường cũng không tốt lắm vì tổ chức cơ hoành đã hư tổn nhiều làm cho việc khâu khó bền chặt.

2. Khó nuốt là một triệu chứng đáng ngại và chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi cũng khó nhất là trường hợp không thấy tổn thương thực thể. Cơ thể là một dấu hiệu rối loạn tuần hoàn giả hành tuỷ hoặc do nguyên nhân tinh thần. Khó nuốt do thiếu máu thiếu sắt (trước gọi là hội chứng Plummer – Vinson, nay gọi là hội chứng Kelly – Paterson) hay gặp ở phụ nữ.

Phải cho ăn bằng xông để dài ngày (ba tuần, một tháng).

Trong các nguyên nhân thực thể tại chỗ, cần tìm túi thừa Zenker, thoát vị gần thực quản, co thắt tâm vị. Tất nhiên, quan trọng nhất là phải nghĩ đến carcinom thực quản. Tất cả những người khó nuốt phải được chụp X quang thực quản và soi thực quản, tốt nhất là với ống soi mềm.

DẠ DÀY

Tuổi càng tăng, niêm mạc dạ dày càng dễ teo và giảm tiết dịch vị càng hay gặp. Làm sinh thiết niêm mạc dạ dày hàng loạt, thấy tổn thương thoái hóa các tuyến gặp trên một phần ba người già và teo rõ rệt trên 28% trường hợp. Ngoài ra còn gặp tổn thương kẽ ở 2/3 người già. Nhìn chung ở lứa tuổi thứ ba, chỉ có 26% dạ dày bình thường về mặt tổ chức học và không được một nửa trong số đó còn tiết dịch vị. Cần lưu ý là viêm dạ dày teo và đặc biệt loại gây thiếu máu Biermer thường được coi là giai đoạn tiền ung thư.

1. Ung thư dạ dày hay gặp ở người nhiều tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường kín đáo hơn ở người đứng tuổỉ. Chi có những dấu hiệu mà bản thân bệnh nhân cũng ít quan tâm như: ăn không ngon, chán thịt, da xanh. Vì yậy chẩn đoán thường muộn và quá giai đoạn phẫu thuật.

Hiện nay có thể sinh thiết khi soi ống mềm, nên phát hiện được ung thư dạ dày sớm hơn. Vì vậy, nên tiến hành sinh thiết khi nghi có tổn thương thực thể ở bờ cong nhỏ và ở vùng trước môn vị.

2. Loét dạ dày ở người già cũng có một số đặc điểm lâm sàng khác với người đứng tuổi. Tỷ lệ kinh điển: 3 loét tá tràng cho 1 loét dạ dày bị đảo ngược và quá nửa loét ở người già là ở bờ cong nhỏ. Khoảng 1/3 loét dạ dày và 1/10 loét hành tá tràng bắt đầu sau 60 tuổi. Khác với người đứng tuổi bệnh hay gặp ở nam; đối với người già, tỷ lệ nam và nữ có loét dạ dày tá tràng ngang nhau. Tính chất tiến triển theo chu kỳ cũng không có ro rệt nữa.

Loét dạ dày tá tràng thường gặp hơn so với người dưới 60 tuổi. 30% loét có xuất huyết. Với số lượng mất máu ngang nhau, xuất huyết ở người già nguy hiểm hơn vì các tổ chức già kém chịu đựng tình trạng thiếu máu. Mặt khác, yếu tố mạch máu đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh loét ở người già.

Có một thể bệnh khá riêng biệt cho người già đó là loét do thiếu dinh dưỡng (rất hay gặp trong chiến tranh, do thiếu ăn), ổ loét khổng lồ phần đứng hay góc bờ cong nhỏ: ít đau, gầy sút nhanh chóng. Loại loét này có thể điều trị nội khoa bằng cách cho ăn nhiều protid, các thuốc làm đồng hoá. Không nên mổ.

Các thuốc chống loét dạ dày tá tràng rất ít kết quả. Hiện nay người ta chủ trương dùng các thuốc hạn chế tiết gastrin, hormon kích thích sàn xuất HC1. Quan trọng hơn cả là chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng, chia làm 4 – 6 bữa, cần kiêng rượu, thuốc lá, cà phê lúc đói.

3. Sa dạ dày

Nếu dạ dày co bóp kém có thể làm dạ dày sa xuống thấp ở các mức độ từ nhẹ tới nặng. Sa sạ dày sẽ làm thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày khiến người già cảm thấy nặng bụng.

GAN

1. Vàng da cũng có những nguyên nhân như ở người đứng tuổi nhưng tỷ lệ thì đảo ngược: viêm gan chỉ chiếm 16% nhưng rất nặng. Còn 3/4 trường hợp là do tắc mật, trong đó 1/3 là do sỏi (nam cũng như nữ ở tỷ lệ ngang nhau) và 2/5 là do ung thư. Số còn lại là do ứ mật trong gan do một số thuốc dùng quá lâu: phenothiazin, thuốc chống trầm cảm, chống thấp khớp…

2. U gan không phải hiếm. Kèm theo vàng da, khi khối u bít một trong các đường mật chính. Chụp nhấp nháy, chụp cản quang động mạch thân tạng, có thể giúp chẩn đoán. Ư gan là một biến chứng kinh điển của xơ gan, nhất là ở Bắc Phi.

RUỘT

1. Thường gặp trạng thái kém hấp thụ ở tiểu tràng do giảm tiết mật, tuỵ tạng, ruột. Cần tính đến các yếu tố đó để tránh các rối loạn tiêu hoá, mặc dù nhỏ như đày bụng, buồn nôn, nhưng đều dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng. Hơn nữa, không phải chỉ có kém hấp thụ các thức ăn cung cấp năng lượng mà cả các chất khoáng (sắt, calci và các vitamin Bi2…).

2. Hiện nay, người ta chú ý đến tình trạng thiếu lactoza, nguyên nhân gây nên hiện tượng không dung nạp sữa.

3. Táo bón kinh điển, rất hay gặp ở người già, do lối sống tĩnh tại, ít vận động và chế độ ăn giảm thể tích thức ăn, nhất là rau quả… Không nên dùng thuốc nhuận tràng làm cho đi ỉa lỏng và đau bụng. Một số công trình nghiên cứu thấy tỷ lệ ung thư tăng ở người lạm dụng thuốc nhuận tràng kéo dài. Có thể dùng các dẫn xuất của séné (pursennit) có tác dụng kích thích hệ cơ của đại tràng, có thể cho thuốc lợi mật (sorbitol, agocholin) vì mật tác động trên ruột.

4. Viêm ruột thừa bán cấp ở người già là một bệnh biến diễn rất nhanh nhưng lúc đầu lại chỉ có những triệu chứng rất nghèo nàn.

5. Bệnh đại tràng kinh điển chủ yếu là chức năng, thường là hậu quả của chế độ ăn uống không hợp lý, dùng những thuốc không đúng. Tuy nhiên, trước các rối loạn có tính chất chức năng, không được chủ quan và phải chú ý tìm xem có phải là giai đoạn của ung thư không.

6. Bệnh túi thừa đại tràng rất hay gặp. Khoảng 1/3 người trên 60 tuổi có bệnh này, nhất là ở các nước có kinh tế cao, dùng thức ăn gồm chủ yếu là bột và thịt, thiếu chất xơ (rau quả). Các túi thừa hay gặp ở trực tràng sigma. Phần lớn, viêm túi thừa có thể điều trị nội khoa bằng chất dầu, chẩt nhầy, sulfamid không tiêu, bismuth. Khi cần có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ trực tràng sigma.

7. Ung thư đại – trực tràng ngày càng nhiều ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Là một nguyên nhân tử vong quan trọng, nhiều hơn cả tai nạn giao thông (Tổ chức y tế thế giới), có liên quan đến nghiện rượu, nghiện thuốc lá, lạm dụng thuốc nhuận tràng, và chế độ ăn quá mức. Có thể các yếu tố đó làm tăng thoái biến các steroid gây ung thư do một số vi khuẩn. Cần cảnh giác với xuất huyết qua đường hậu môn. Hết sức tránh chẩn đoán quá dễ dàng cho là do trĩ. Soi trực tràng là một thăm dò cần thiết vì có thể giúp phát hiện quá nửa trường hợp ung thư đại tràng. Điều trị bằng phẫu thuật kết quả càng tốt khi mổ càng sớm.

Tụy tạng

Tuổi càng cao dịch tiết (nội tiết, ngoại tiết) cảu tụy tạng càng giảm. Việc giảm các enzim ngoại tiết đã ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Một bệnh tụy tạng rất thường gặp ở người già là ung thư. Khi người trên 60 tuổi có vàng da đơn thuần không có triệu chứng nào khác thì phải hết sức cảnh giác.

Phẫu thuật thường là cắt bỏ tá tràng và tụy tạng, nếu tổn thương ở đầu tụy. Nhiều khi chỉ làm được dẫn lưu. Nếu khối u ở thận và đuôi tụy tạng, việc cắt bỏ bằng phẫu thuật để dễ dàng hơn và kết quả cũng tốt hơn.

TÚI MẬT

1. Sỏi rất hay gặp; 1/3 trường hợp mổ tử thi ở nữ có sỏi. Bằng chụp X quang, một nửa phụ nữ trên 70 tuổi và 1/3 nam giới trên 80 tuổi, có hình ảnh sỏi, ở đa số trường hợp, sỏi không có triệu chứng gì.

Không phải tất cả các sỏi ở túi mật phát hiện được bằng X quang đều có chỉ định mổ. Bệnh nhân càng già càng không nên mổ vì 67% người già có sỏi không có triệu chứng gì ứ mật. Mặt khác, sỏi mật hay đi cùng thoát vị hoành và bệnh túi thừa (tam chứng Saint). Hơn nữa, người già có sỏi mật hay có bệnh đái tháo đường và vữa xơ động mạch.

Chỉ nên mổ những người có cơn đau quặn gan, khi có viêm mật quản (tuổi càng cao càng hay gặp sỏi ống mật chủ) hoặc khi bệnh gây các rối loạn ở tim, kiểu mạch vành.

Hiện nay người ta đặt hy vọng nhiều ở các thuốc làm tan các sỏi mật: acid chemodesosy cholic, chỉ tác dụng với sỏi cholesteroỊ đơn thuần (sỏi không cản quang). Kết quả càng cao khi các viên sỏi càng nhỏ. Nhưng điều trị phải lâu dài, trong 6 tháng đến một năm. Vẫn có một số bị tái phát.

2. Ung thư túi mật hiếm gặp. Nhiều phẫu thuật viên chủ trương cắt bỏ tất cả các túi mật có sỏi để đề phòng ung thư. Nhưng thường phẫu thuật tiến hành muộn nên không cứu được người bệnh.

Một điểm lưu ý nữa ở người già là thiếu nước.

Khi vào độ tuổi ngoài 50, trung tâm báo khát ở não kém hiệu quả nên phần nhiều người cao tuổi uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Ngoài những biểu hiện mệt mỏi thường thấy như da khô, tim đập nhanh, ngủ kém, hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng toàn diện: miệng khô đắng gây kém hứng thú khi đến bữa, lượng dịch vị thiếu hụt khiến bệnh nhân thích ăn món có nước.

Khi chúng ta ăn rau thì lượng nước khá cân bằng nhưng khi thức ăn có đạm, lượng dịch tiêu hóa hay nước giúp chuyển hóa đòi hỏi nhiều hơn gấp 3 lần (trứng, cá, thịt màu trắng…) thậm chí gấp 5 lần (thịt bò, thịt chó, rượu…). Như vậy, sau các bữa ăn thịnh soạn, người cao tuổi thường thiếu nước trầm trọng hơn; họ luôn kêu nóng trong. Nhưng khi đi khám bệnh thì các xét nghiệm cho kết quả bình thường khiến các bác sĩ lúng túng trong điều trị: cho đơn thuốc với một vài thứ bổ gan và vitamin nhóm B tổng hợp, khiến bệnh nhân càng có cảm giác nóng hơn. Theo thời gian, một số người mất hứng thú với thức ăn chứa protit; lâu dần cơ thể suy nhược hoặc tăng nặng.

Khi cơ thể thiếu nước, đại tràng sẽ tăng cường tái hấp thu lượng nước khiến phân bị khô, gây táo bón và sự đình trệ lâu dài, khiến cơ thể bị ngộ độc gây đau đầu, mất ngủ, lão hóa nhanh… Các nhà ung thư học cho biết, một trong các nguyên nhân gây ung thư dạ dày, đại tràng là sự tích tụ chất cặn bã và nhiễm khuẩn kéo dài. Quá trình táo bón khiến người già phải rặn nhiều làm giãn các búi tĩnh mạch tại trực tràng, gây trĩ nội và trĩ ngoại.

Các biện pháp phòng ngừa các bệnh về cơ quan tiêu hóa tuổi già:

Có thể dự phòng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi bằng một số biện pháp như tuân thủ:

Nên

– Hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật

– Ăn những loại đạm dễ tiêu như tôm cá, thịt lợn và chất béo như dầu thực vật.

– Nên ăn tăng cường các loại quả tươi như đu đủ, chuối, cam, rau xanh, ngũ cốc, hạt vừng, lạc;

– Thức ăn nên chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín mềm cần thiết.

– Thức ăn luôn đảm bảo nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.

– Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động (30-45 phút/ngày) phù hợp với sức khỏe như khí công dưỡng sinh…

Không nên

– Không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò, thịt trâu

– Không nên ăn những thức ăn chế biến dưới dạng tái, gỏi bởi vì những loại thức ăn này rất dễ gây chướng bụng đầy hơi.

– Không nên ăn dồn ép mà nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, đảm bảo đều đặn hàng ngày.

– Tránh ăn những thức ăn lạ.

– Không uống rượu bia hoặc các chất uống có cồn khác.

Khi thấy có các biểu hiện rối loạn cơ quan tiêu hóa, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Yhocvn.net (trích theo bệnh học tuổi già)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Tuổi lão hóa của các cơ quan trong cơ thể

+ Cần làm gì để phòng corona virus (Sars-coV-2) cho người cao tuổi

+ Nguyên nhân và hậu quả của quá trình lão hóa

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook