Nguyên nhân và hậu quả của quá trình lão hóa
Lão hóa là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian, không ngăn chặn được nhưng có thể làm chậm lại. Cơ thể chúng ta đạt đỉnh cao về thể chất và chức năng các cơ quan ở tuổi 35, sau đó suy giảm dần. Khi bắt đầu già hóa khả năng thích nghi với môi trường quanh ngày càng bị rối loạn ví dụ sự thích nghi với nóng, lạnh, tác động tâm lý… thường không phù hợp và không kịp thời.
Có những khác biệt khá lớn ở tuổi già, giữa người này với người khác, nhưng tất cả đều có điểm giống nhau là sự giảm khả năng thích nghi. Có thể coi đó là dấu hiệu ban đầu báo hiệu tuổi già đã đến.
Nguyên nhân lão hóa
Trong thời gian đầu người ta cho nguyên nhân của già là do những biến đổi về nội tiết. Sự thực thì tuy có các rối loạn ở tuyến nội tiết, ở tuyến sinh dục (biểu hiện rõ nhất trong thời kỳ mãn kinh) hoặc ở tuyến yên với rất nhiều hormon khác nhau (ACTH, TSH, FSH….) cho những bệnh cảnh khác nhau, gặp ở lứa tuổi già. Nhưng không thể coi đó là nguồn gốc chung của già. Những rối loại nội tiết không giải thích được rất nhiều hiện tượng tuổi già.
Gần đây, nghiên cứu các tổ chức và tế bào, lão khoa thực nghiệm đã đi vào lĩnh vực sinh học phân tử. Càng ngày càng có nhiều chứng minh nói lên quá trình hoà già, phụ thuộc vào những biến đổi của các yếu tố cấu thành của tế bào và tổ chức. Hiện nay người ta đã đề cập đến sự hóa già ở mức phân tử.
Lão khoa thực nghiệm: khi nghiên cứu các biến đổi ở mức tế bào trong quá trình hóa già đã chú ý đến hai điểm:
+ Sự hóa già của cơ thể không đồng đều. Một số tổ chức không già, hoặc già rất ít, thường là những tổ chức luôn luôn được đổi mới, ví dụ như biểu mô. Tế bào biểu mô ruột khi chết đi được nhanh chóng đổi mới và thay thế.
+ Có những tế bào không bao giờ đổi mới một khi đã được hình thành, ví dụ: các tế bào hạch của hệ thần kinh trung ương. Tế bào này không gián phân vì thế không thể nhân lên được.
Điều này được chứng minh là xương thì lão hoá từ tuổi 35. Trước năm 25 tuổi, mật độ khoáng xương trong cơ thể là rất cao. Sau tuổi 35, quá trình lão hoá tự nhiên bắt đầu diễn ra. Quá trình này diễn ra đặc biệt nhanh ở phụ nữ từ thời kỳ tiền mãn kinh, dễ dẫn tới chứng loãng xương thường gặp. Nhưng thính lực thì lại suy giảm từ tuổi 55. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự suy giảm của các “tế bào lông” trong tai dẫn tới khả năng tiếp nhận các xung động âm thanh để chuyển tín hiệu lên não bộ cũng giảm gây ra hiện tượng này. Hơn một nửa số người đàn ông trên 60 tuổi mắc chứng mất thính lực do lão hoá. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có sự sống và phát triển bền bỉ tới tuổi 70.
Trong các nhân tế bào có những thể nhiễm sắc gồm các nucleoprotein. Nucleoprotein có DNA (acid desoxyribonucleic) với cấu trúc xoắn đôi. Ở đây, dưới dạng hóa học, có mã di truyền về tất cả các đặc tính và chức năng của một tế bào nhất định. Cơ chế làm cho” ARN đưa tin” đến được các ribôsôm đã được biết rõ. Thông qua cơ chế đó, một protein tế bào mới được tạo thành.
Các tế bào hạch của hệ thần kinh trung ương không phân chia. Các đại phân tử DNA không được đổi mới sẽ già đi; có hiện tượng cứng các đại phân tử. Cũng có thể hiện tượng này là do gắn mạnh đại phân tử với các histon, nhưng trong cơ chế này còn nhiều điều chưa rõ. Hậu quả là có sự rối loạn truyền “mã” dẫn đến việc sản xuất ra các protein không thích hợp. Khi các rối loạn đó liên quan đến các nucleoprotein của các nhân tế bào hạch, các tế bào sẽ chết. Trên thực tế người ta đã nhận xét thấy lúc mới đẻ, các tế bào hạch này rất nhiều, nhưng khi cơ thể đã già số lượng các tế bào đó giảm nhiều.
Rối loạn về trí nhớ:
Khi số lượng tế bào hạch thần kinh bị hủy khá nhiều, về mặt lâm sàng có thể có các rối loạn về trí nhớ, nhất là trí nhớ cố định. Trong lúc đó, trí nhớ đối với các việc cũ, trái lại, vẫn còn và có thể còn ăn sâu hơn…
Giảm phạn xạ:
Cơ chế nói trên cũng có thể giải thích được các hiện tượng như việc kéo dài thời gian các phản xạ, hoặc phản ứng chậm đối với việc thực hiện các hoạt động hữu ý hay không hữu ý.
Giảm khả năng thích nghi: người già dễ bị tổn thương khi thời tiết quá lạnh hay quá nóng vì cơ thể họ không thể điều chỉnh nhiệt độ một cách có hiệu quả.
– Mất khả năng đối phó: rối loạn ở các giác quan làm giảm và làm sai lạc về tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Rối loạn thần kinh thực vật làm cho việc đáp ứng với các yếu tố bên trong và bên ngoài cũng bị sai lạc hoặc chậm trễ.
– Sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc người cao tuổi dễ mắc bệnh. Những bệnh thường gặp là tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, loãng xương, và những bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, cúm…
Khi cơ thể không phát triển nữa các tế bào cơ không đổi mới nữa, chỉ những tế bào thoái hóa còn có khả năng nhận kích thích thần kinh, mới có thể tái sinh được.
Lão hóa xương và cơ bắp
Sự hóa già của các cơ xương biểu hiện bằng khả năng hoạt động giảm sút ở những cơ còn trẻ, lành mạnh, việc chuyển acid phosphoric từ creatin phosphat đến adenosin diphosphat đã dẫn tới hình thành adenosin triphosphat. Khi cơ đã hóa già, hoạt động này giảm.
Nghiên cứu trên tổ chức liên kết có thể coi là một mô hình nghiên cứu những biến đổi trong quá trình hóa già. Chất protid cơ bản ở đây là colagen. Colagen được phân bố dưới dạng các sợi ở khắp cơ thể; ở gân, ở lớp đệm của chân bì (derme). Ở xương colagen rất nhiều.
Các sợi colagen (chất tạo keo) gồm ba chuỗi polypeptid nối với nhau dưới dạng xoắn đôi. Các chuỗi này có ở ngoài các tế bào. Các dây nối có thể ngắn (cầu hydro) hoặc dài (cầu nối đồng hoá trị: cross-links), các dãy nối dài tăng lên nhiều ở tuổi già. Trên lâm sàng có thể thấy hiện tượng cứng khớp nhiều khi được chẩn đoán quá dễ là thoái khớp.
Hiện nay cũng chưa thể xác định được một cách rõ rệt những yếu tố nào thúc đẩy, yếu tố nào làm chậm việc hóa già. Do đó, cũng chưa thể hiểu được rõ tại sao việc hóa già lại khác nhau nhiều giữa người này và người khác. Quy luật lão hóa vẫn còn là một bí ẩn
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.