Thứ Tư, 20/03/2024 | 16:54

Cà phê là đồ uống quen thuộc hàng ngày của phần đông dân số kể cả nam và nữ. Mọi người thường khởi đầu một ngày mới với ly cà phê để tăng cường sự tỉnh táo, linh hoạt trước khi bước vào công việc. Tuy nhiên thói quen thịnh hành này có gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro?

Các thành phần hóa học của cà phê gồm carbohydrate, protein, lipid, caffein, axit, chất thơm và khoáng chất.. Các nhóm chất cơ bản trên đều có mặt ở tất cả các giống loại cà phê, tuy nhiên tùy theo giống cà phê và phụ thuộc vào điều kiện canh tác mà các thành phần hóa học trong cà phê có thể thay đổi.

Mỗi loại cà phê khi pha chế sẽ có một thành phần hóa học khác nhau và mang lại trải nghiệm cảm quan khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có chung nguồn gốc, đều là quả từ cây Coffea, có cấu tạo giải phẫu tương đồng nhau và được chế biến theo một số phương pháp như nhau.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị tiêu thụ 400 mg caffeine hàng ngày là an toàn. Con số này là 3-4 tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên nên giới hạn lượng caffeine tiêu thụ cùng một lúc ở mức 200 mg mỗi lần.

Theo phân tích của các chuyên gia, đối với sức khỏe cà phê không hoàn toàn tốt tuy nhiên cũng không hoàn toàn xấu. Uống một tách cà phê vào buổi sáng giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Câu hỏi đặt ra là uống cà phê trước khi test thở hydro có gây ảnh hưởng đến kết quả không?

Uống cà phê ở mức vừa phải có tác dụng tăng cường mức độ chống oxy hóa giúp giảm thiểu bất kỳ tác hại tiềm ẩn nào đối với cơ thể do các gốc tự do gây ra. Cà phê chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao do đó uống cà phê hàng ngày sẽ tăng cường mức độ chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể.  Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc tiêu thụ cà phê dường như có một số mối tương quan với việc giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Uống cà phê mỗi ngày tốt cho gan, bảo vệ cơ thể không mắc bệnh gan. Uống một đến bốn cốc cà phê/ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh gan. Tiến sĩ Arthur L. Klatsky, một nhà nghiên cứu của Kasier Permanente chia sẻ “Tiêu thụ cà phê dường như có một số lợi ích bảo vệ chống lại bệnh xơ gan do rượu”.

Tuy nhiên ở  chiều ngược lại, uống cà phê hàng ngày không qua lọc có thể làm tăng mức cholesterol không tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Uống quá nhiều caffeine (vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày) sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và có thể gây ra các tác động tiêu cực khác đến sức khỏe như bồn chồn, kích động, lo lắng hồi hộp, hoặc lên cơn hoảng sợ…

Tương tự việc uống cà phê trước khi test thở hydro cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bởi hợp chất lưu huỳnh và các axit trong cà phê khiến cho hơi thở có mùi khác lạ. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân trước khi test thở hydro không uống cà phê để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Xét nghiệm hơi thở hydro là một phương pháp trong lĩnh vực y tế để lo đường nồng độ khí hydro (H20) trong hơi thở của người bệnh. Phương pháp này có ứng dụng quan trọng trong việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tiêu hoá bao gồm SIBO ( hội chứng phát triển vi khuẩn quá mức ở ruột non), IBS (Hội chứng ruột kích thích) và không dung nạp lactose. Kết quả thu được từ xét nghiệm hơi thở hydro cung cấp thông tin quý báu giúp các bác sĩ xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân cụ thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hoá ở bệnh nhân.

Vậy nên để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hơi thở hydro chúng ta không nên uống cà phê trước khi thực hiện, nên thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Xét nghiệm test hơi thở hydro chẩn đoán bệnh đường ruột: tại phòng khám và tại nhà

Cách cải thiện vi khuẩn đường ruột – bộ não thứ hai của cơ thể

Cách bảo vệ hệ vi sinh vật đường ruột khi đi du lịch

Thuốc điều trị tiêu chảy ảnh hưởng đến test thở hydro như thế nào

Test thở hydro xác định nguyên nhân gây đầy bụng xì hơi

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook