Tan máu bẩm sinh là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế, đời sống và tương lai giống nòi. Tuy nhiên, số người hiểu biết về căn bệnh này chưa nhiều. Vì vậy, hiểu đúng về bệnh để có biện pháp phòng chống hiệu quả là yếu tố cần thiết của cộng đồng xã hội.
Bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền với hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.
Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh phải điều trị suốt đời vì nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động… Ngoài ra còn có nguy cơ dẫn đến suy tim, gan, loãng xương…
Hiện, bệnh chưa có phương pháp điều trị mà, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời.
Triệu chứng
+ Xanh xao, mệt mỏi.
+ Da nhợt nhạt, vàng da, vàng mắt.
Bệnh tan máu bẩm sinh có các triệu chứng đặc trưng: trán vồ, mũi tẹt, răng hô, da vàng…
+ Gan lách to.
+ Vẻ mặt đặc trưng: Trán vồ, mũi tẹt, răng hô, chậm lớn…
Phương pháp điều trị
Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết biện pháp điều trị cơ bản của căn bệnh này là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt.
Tuy nhiên tại nhiều địa phương, việc tiếp cận với điều trị còn nhiều hạn chế do điều kiện cơ sở vật chất của các bệnh viện còn eo hẹp, hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân khó khăn…
Các địa điểm chữa bệnh trên cả nước gồm các bệnh viện nhi, bệnh viện huyết học-truyền máu, bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố…
Phòng bệnh bằng cách nào
Những người cùng bị bệnh không nên kết hôn và sinh con
Nếu hai người bị bệnh mức độ nhẹ kết hôn với nhau khi sinh con có 25% khả năng con bị bệnh Thalassemia mức độ nặng (do nhận được cả gen bệnh của bố và mẹ truyền cho); 50% khả năng con bị mức độ nhẹ hoặc là người mang gen (do nhận được một gen bệnh từ bố hoặc mẹ truyền cho) và 25% khả năng con bình thường.
Những người cùng bị bệnh tan máu bẩm sinh không nên kết hôn
Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, giải thích để những người bị bệnh không nên lấy nhau. Qua đó, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc bị bệnh…
Chế độ ăn cho bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh nên chọn loại thực phẩm ít sắt, tăng cường nhóm rau củ, hạn chế ăn rau củ phơi khô vì hàm lượng sắt cao.
Ngoài ra, nên chọn ăn nhiều rau quả tươi, trái cây tươi (hạn chế ăn trái cây sấy khô) vì có nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C tăng hấp thu sắt. Bên cạnh đó cần bổ sung trà xanh, một loại nước uống rất tốt cho cơ thể, giảm hấp thu sắt…
Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh và số người mắc bệnh vẫn không ngừng tăng cao. Hiện, bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên chủ yếu bệnh nhân phải truyền máu trong một thời gian dài với chi phí vô cùng tốn kém, ảnh hưởng đến đời sống của họ…Ngoài ra, căn bệnh này còn tiểm ẩn nguy cơ suy gan, thận, loãng xương…
Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báongười dân cần chủ động phòng bệnh bằng phương pháp hữu hiệu nhất, đó là những người cùng bị tan máu bẩm sinh không nên lấy nhau (khi sinh con tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh là rất lớn).Qua đó bảo vệ giống nòi Việt Nam được thông minh, khỏe mạnh…
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.