Thứ Năm, 05/09/2024 | 11:44

Rối loạn bạch cầu được chỉ định khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít tế bào bạch cầu. Các tế bào này, được sản xuất trong tủy xương, tham gia vào các phản ứng viêm và đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

Rối loạn bạch cầu là gì ?

Rối loạn bạch cầu là thuật ngữ để nói tới sự tăng sinh hoặc giảm sinh số lượng bạch cầu bất thường. Một số rối loạn tế bào bạch cầu (chẳng hạn như giảm bạch cầu tự miễn dịch) là lành tính, trong khi những rối loạn khác (chẳng hạn như bệnh bạch cầu(leukemia)) là ác tính. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.

Số lượng bạch cầu trong máu dao động trong khoảng 4,0 – 11,0 G/l (Giga/lít). Khi số lượng bạch cầu tăng trên 11,0 G/l thì gọi là tăng bạch cầu còn dưới 4,0 G/l thì gọi là giảm bạch cầu.

Nếu trong cơ thể số lượng tế bào bạch cầu thấp sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Nếu trong cơ thể số lượng tế bào bạch cầu quá cao có thể dẫn tới một số tình trạng bệnh lý như leukemia thể lympho, leukemia thể tủy, rối loạn miễn dịch.

Các triệu chứng khi bị rối loạn bạch cầu

Các triệu chứng của tình trạng tế bào bạch cầu, khi số lượng bạch cầu có thể quá cao hoặc quá thấp, bao gồm:

+ Ho dai dẳng hoặc khó thở, viêm phổi.

+ Sốt, đau nhức cơ thể và ớn lạnh.

+ Vết thương đỏ, sưng, rỉ mủ hoặc không lành.

+ Thường xuyên bị nhiễm trùng, loét miệng.

+ Áp xe da.

Nguyên nhân của sự rối loạn bạch cầu trong cơ thể

Nguyên nhân của sự tăng sinh bạch cầu là:

+ Chấn thương hoặc căng thẳng về thể chất.

+ Rối loạn tự miễn dịch ( lupus , viêm khớp dạng thấp ).

+ Rối loạn chuyển hóa.

+ Bệnh bạch cầu thể lympho và bệnh bạch cầu thể tủy.

+ Nhiễm trùng do vi-rút (lao, bệnh bạch cầu đơn nhân ).

+ Nhiễm trùng do vi khuẩn ( nhiễm trùng huyết ).

+ Dị ứng.

+ Sau khi ăn, lao động, tập luyện.

+ Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

+ Bạch cầu tăng trong tháng cuối thai kỳ.

+ Số lượng bạch cầu của trẻ sơ sinh rất cao.

Nguyên nhân của sự giảm sinh bạch cầu là:

+ Giảm bạch cầu hạt trung tính tự miễn: Xảy ra khi cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công và tiêu diệt bạch cầu hạt trung tính.

+ Giảm bạch cầu hạt trung tính bẩm sinh nghiêm trọng.

+ Giảm bạch cầu hạt trung tính theo chu kỳ: Sự giảm bạch cầu xảy ra theo chu kỳ khoảng 21 ngày.

+ Nhiễm tia gamma (γ).

+ Dùng thuốc hoặc tiếp xúc với chất hoa học có nhân benzen hoặc nhân anthracen.

+ Sử dụng thuốc ngủ.

+ Thiếu vitamin (B12).

+ Suy tủy xương (thiếu máu bất sản ).

+ Tủy xương bị tế bào ung thư tấn công (bệnh bạch cầu).

+ HIV/AIDS.

Tác hại do tăng sinh bạch cầu

Bệnh lý hay gặp do tăng sinh bạch cầu gây ra là bệnh bạch cầu (Leukemia).

Leukemia là một bệnh ác tính do sự tăng rất cao số lượng bạch cầu bất thường trong máu. Có hai loại leukemia là leukemia thể lympho và leukemia thể tuỷ.

Leukemia thể lympho là sự quá sản của bạch cầu lympho, thường bắt đầu trong các hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết khác rồi lan khắp cơ thể. Leukemia thể tuỷ là sự quá sản của các tuỷ bào non trong tuỷ xương rồi lan khắp cơ thể đến mức bạch cầu có thể được sinh ra ở các cơ quan ngoài tuỷ.

Tác hại do giảm sinh bạch cầu

Sự suy giảm số lượng bạch cầu có thể gây ra lở loét, thậm chí gây tử vong do bình thường cơ thể người sống cộng sinh với nhiều loại vi khuẩn. Khi số lượng bạch cầu giảm, các vi khuẩn này sẽ có thể xâm nhập vào các mô gây nên các vết loét ở khắp cơ thể hoặc gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể chết trong vòng 3 đến 6 ngày sau khi giảm bạch cầu.

Phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh rối loạn tế bào bạch cầu là gì?

Phương pháp điều trị rối loạn tế bào bạch cầu sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

+ Uống vitamin.

+ Uống thuốc kháng sinh .

+ Cấy ghép tế bào gốc .

+ Phẫu thuật để thay thế hoặc sửa chữa tủy xương.

+ Truyền máu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Chức năng của các loại bạch cầu

Những điều ít ai biết về bạch cầu

Tổng quan các bệnh về máu

Tiêm huyết tương tiểu cầu PRP điều trị thoái hóa khớp hiệu quả thế nào?

Những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư máu

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook