Thứ Ba, 06/09/2016 | 14:45

Bệnh nấm da là nhiễm nấm tại lớp thượng bì của da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với da lành ở chính giữa.

Bệnh nấm da hay gặp ở tay, chân, thân mình và mặt.

Tỷ lệ mắc bệnh từ 10-30% trong tổng số các bệnh ngoài da.

Cơ chế bệnh sinh:

Bệnh nấm da do vi nấm Dermatophytes gây nên, Nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, trên da người nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như bẹn, bìu, rãnh liên mông các kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ…

Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích và gây ngứa, dẫn đến bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả gây ra nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa da gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nhận biết dấu hiệu bệnh.

Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:

1 Nấm thân

Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm, viền ngày càng lan rộng tạo hình vòng vung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể.

2 Nấm kẽ

Thường do vi nấm Epidermophyton, nấm Trichophyton hay còn do nấm Candida albican. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, nhiều ngày liên tục: như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…

Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước, thể viêm kẽ.

3 Nấm móng

Thường do Trichophyton gây nên, bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Móng bị mất độ bóng, bị đẩy nhô lên hoặc bị khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn, như vậy móng càng ngày càng xù xì, màu vàng hoặc đục, bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Ngoài ra, còn có nấm móng do nấm Candida albicans, nấm này gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Da vùng gốc móng cũng bị sưng đỏ, đôi khi mưng mủ.

4 Nấm tóc

Thường do các chủng Microsporun hoặc Trichophyton. Thương tổn là các đám bong vẩy, hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt đen bám vào. Hoặc tóc bị xén đều cách mặt da 5-8mm, hoặc tóc gãy không đồng đều, cách mặt da 1-3mm. Da đầu có vảy mỏng và hay ngứa vùng da đầu.

5 Bệnh lang ben: do nấm pityrosporum

Thường có hai dạng: dạng màu trắng và màu nâu. Lúc đầu là dạng chấm nhỏ, sau lớn dần, lan rộng và liên kết với nhau tạo thành mảng, bờ nham nhở, vòng vèo. Bề mặt có vảy nỏ cạo bong ra dễ dàng.

Thương tổn thường không ngứa hoặc ít ngứa, hay gặp ở ngực, lưng, cổ.

Nguyên nhân

Thường do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết, bệnh có thể lây truyền qua các con đường sau:

– Từ người sang người: qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương của người bệnh.

– Từ động vật sang người: do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như vuốt ve hoặc trải lông cho chó, mèo…

– Từ đồ vật sang người: do tiếp xúc với đồ vật mà người hoặc vật nhiễm bệnh đã chạm vào.

– Từ đất sang người: trong một số trường hợp người có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, chỉ xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với đất bẩn.

Cận lâm sàng

Cần lâm sàng gồm các phương pháp sau:

– Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: những bệnh nhân nghi ngờ do nấm lấy bệnh phẩm (tóc, lông, vảy da mặt, tay, chân…) soi trực tiếp dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy trên các môi trường thích hợp để xác định tính chất sinh hóa học từ đó định rõ là loài nấm nào gây bệnh.

– Phương pháp nuôi cấy nấm da gây bệnh.

– Chẩn đoán nấm gây bệnh bằng phương pháp huyết thanh: thường sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch hoặc phương pháp điện di miễn dịch, hoặc phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

Chẩn đoán nấm gây bệnh bằng phương pháp gây trên động vật.

Điều trị

– Thuốc bôi: griseofulvin, ketoconazol, nystatin

– Thuốc bôi tại chỗ hay dùng: Miconazole (micatin, monistat-derm), clotrimazole (lotrimin, mycelex.), terbinafine (lamisil).

– Thuốc uống hay dùng: Intraconazole, fluconazole (diflucan), terbinafine (lamisil)

– Kết hợp với dùng dầu gội đầu, xà phòng tắm chuyên cho bệnh nhân nấm: như satid, nirozal…

– Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: kích ứng dạ dày, ruột, chức năng gan bất thương, phát ban. Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc dạ dày, tá tràng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc chống nấm.

Phòng bệnh:

– Vệ sinh quần áo sạch sẽ, phơi nắng, là mặt trong quần áo trước khi mặc.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook