Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da. Hiểu đơn giản viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng nào đó. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng?
Viêm da tiếp xúc là do tiếp xúc với chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng. Chất này có thể là một trong hàng ngàn chất gây dị ứng và kích ứng đã biết.Nguyên nhân của bệnh này liên quan đến các tế bào lympho T CD4+, nhận diện một kháng nguyên trên bề mặt da, giải phóng các cytokine kích hoạt hệ thống miễn dịch và gây viêm da.
Chất gây dị ứng thường chỉ ảnh hưởng đến khu vực tiếp xúc. Tuy nhiên triệu chứng có thể được gây ra bởi một số chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm, hương liệu (chất tạo mùi của nước hoa,…), thuốc hoặc các thủ thuật y tế, nha khoa. Dù vậy dị ứng tiếp xúc được ghi nhận xảy ra chủ yếu từ một chất gây dị ứng trên da hơn là từ trong thực phẩm.
Tóm lại viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi một chất nhạy cảm (chất gây dị ứng) kích hoạt phản ứng miễn dịch trên da.
Lưu ý:
Khi cơ thể bị dị ứng với một chất, ngay cả một lượng nhỏ chất đó cũng có thể gây ra phản ứng.
Chỉ một số ít người phản ứng với chất gây dị ứng cụ thể, chất này vô hại đối với những người không bị dị ứng với chất đó.
Bệnh nhân mắc một số bệnh có khả năng làm suy giảm lớp màng bảo vệ của da thường dễ bị viêm da tiếp xúc dị ứng hơn, ví dụ bệnh nhân bị loét chân, viêm da quanh hậu môn hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng mãn tính .
Bệnh nhân bị viêm da dị ứng liên quan đến tình trạng thiếu filaggrin (một loại protein cấu trúc trong lớp sừng ) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng phát sinh vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và sẽ tự khỏi trong vài ngày với điều kiện da không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng.Biểu hiện của viên da tiếp xúc dị ứng ở mỗi người là khác nhau.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng thường được phân biệt thành 3 loại như sau:
+ Triệu chứng cấp tính (xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng) như cảm giác ngứa ở vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng, xuất hiện vảy trên da, có thể xuất hiện phù. Có thể xuất hiện các nốt ban đỏ, mụn nước, chúng có thể vỡ ra và rỉ dịch. Cần lưu ý rằng các nốt ban đỏ, mụn nước này có thể xuất hiện ở những vùng da không tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng.
+ Triệu chứng mạn tính (biểu hiện lâu dài) như ngứa, bong vảy, khô da, dày da, nứt nẻ. Bàn tay, bàn chân, mắt mũi là những vị trí hay gặp phải tình trạng này.
Các chất gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Với các chất kích thích mạnh thường sẽ phản ứng sau một lần tiếp xúc. Nhưng với các chất kích thích nhẹ, chẳng hạn như xà phòng thì triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc nhiều lần. Ở một số người còn có khả năng miễn dịch với chất gây dị ứng theo thời gian.
Các chất gây viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp:
+ Balsam của Peru, được sử dụng trong nhiều sản phẩm, chẳng hạn như nước hoa, kem đánh răng, nước súc miệng và hương liệu
+ Formaldehyd, có trong chất bảo quản, mỹ phẩm và các sản phẩm khác
+ Nickel (niken), được sử dụng trong đồ trang sức, khóa và nhiều đồ dùng khác. Theo thống kê, nickel được biết tới là chất có tỉ lệ gây dị ứng khá cao
+ Da thuộc, thường gây ra các triệu chứng dị ứng như đỏ da, nổi bọng nước, ngứa ở những vị trí tiếp xúc
+ Rosin (Sản phẩm có chất kết dính, giấy, bìa, đồ gia dụng)
+ Chất tẩy rửa, găng tay cao su có thể làm xuất hiện triệu chứng của cả viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da do kích ứng
+ Một số sản phẩmchẳng hạn như sữa tắm, thuốc nhuộm tóc và mỹ phẩm
+ Các loại cây như cây thường xuân độc và xoài, có chứa chất gây dị ứng cao gọi là urushiol
+ Các chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa và thuốc trừ sâu phun
Nhận biết nguyên nhân của viêm da tiếp xúc dị ứng
Dựa vào vị trí xuất hiện của viêm da tiếp xúc, ta có thể biết được sơ bộ vè căn nguyên của bệnh
+ Viêm da ở vị trí dái tai, cổ có thể là do dị ứng với trang sức có kim loại nickel
+ Viêm da ở vị trí trán hay rìa tóc có thể là do thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, thuốc uốn tóc, dầu gội
+ Viêm da mặt có thể là do hương liệu, chất bảo quản có trong mỹ phẩm
+ Viêm da ở vùng xung quanh miệng có thể là do một số thành phần trong thuốc đánh răng, kẹo cao su
+ Viêm da nách có thể là do chát khử mùi
+ Viêm da xuất hiện ở da cẳng tay có thể là do đồng hồ hay trang sức bằng kim loại
+ Viêm da bàn tay có thể do găng tay cao su
+ Viêm da ở vùng mu chân có thể là do cao su, nhựa dán, chrome trong da thuộc
Biến chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu gãi nhiều vào vùng da xuất hiện các nốt mụn nước có thể khiến các nốt mụn nước bị vỡ ra và chảy dịch. Điều này tạo ra một nơi thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và có thể gây nhiễm trùng.
Phòng ngừa
Có thể thực hiện các bước sau để giúp ngăn ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng:
+ Cố gắng xác định và tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng.
+ Sử dụng đồ trang sức làm bằng vật liệu không gây dị ứng, chẳng hạn như thép không gỉ hoặc vàng.
+ Vệ sinh da sạch sẽ nhất là sau khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Ta có thể loại bỏ phần lớn chất gây dị ứng nếu rửa sạch da ngay sau khi tiếp xúc. Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi và nước ấm,rửa sạch hoàn toàn. Đồng thời giặt quần áo hoặc vật dụng có thể đã tiếp xúc với chất gây dị ứng
+ Mặc quần áo kín ngườivà đi găng tay. Khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay và các vật dụng bảo vệ khác có thể bảo vệ bạn khỏi các chất gây kích ứng, kể cả chất tẩy rửa gia dụng.
+ Sử dụng một kem hoặc gel có khả năng bảo vệ da khỏi tổn thương hay nhiễm trùng. Những sản phẩm này có thể cung cấp một lớp bảo vệ cho làn da khỏi các chất gây dị ứng.
+ Dùng kem dưỡng ẩm. Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm có thể giúp phục hồi lớp ngoài cùng của da và giữ cho da mềm mại.
+ Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho vật nuôi. Các chất gây dị ứng từ một số loài cây chẳng hạn như cây vạn niên thanh, cây trạng nguyên, cây lá han có thể bám vào vật nuôi và sau đó lây sang người.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lupus ban đỏ những biến chứng nguy hiểm
Vết loét lạnh: biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân, hướng điều trị
Bí quyết trị viêm lỗ chân lông ở bắp chân hiệu quả
Bệnh chốc lở ở trẻ em: triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm lỗ chân lông
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.