Thứ Ba, 16/01/2018 | 10:19

Mọi người đều thích đi đường thẳng, nhưng không hề biết đường thẳng có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Sự ra đời của đường cao tốc đã mang lại sự tiện lợi lớn cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, bạn có biết vì sao những con đường cao tốc được xây dựng không hề chạy theo một đường thẳng? Ngay cả vùng đồng bằng, thì đường cao tốc cũng đều được thiết kế uốn lượn, không thẳng? Chính là có lý do đằng sau.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy là đường cao tốc được xây dựng với những khúc cua để vượt qua sự không ổn định về địa chất của các khu vực tiến hành xây dựng đường cao tốc, đồng thời cũng có thể ngăn chặn sự sụp đổ, biến dạng của mặt đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Thêm nữa, theo nghiên cứu khoa học, trên những con đường bằng phẳng, thẳng tắp thì rất dễ gây ra tai nạn giao thông.

Thứ nhất, khi lái xe ở tốc độ cao, chạy theo đường thẳng tốc độ sẽ rất ổn định, thường từ 80-100km/h. Tiếng gió ma sát với xe và tiếng ồn của lốp xe khi ma sát với đường không đổi. Người lái xe trong một thời gian dài sẽ dần dần cảm thấy thiếu sự kích thích về cảm giác, phản xạ nên rất dễ buồn ngủ, làm giảm khả năng phản ứng về tốc độ và xử lý chướng ngại vật. Xác suất xảy ra tai nạn giao thông cũng tăng lên rất nhiều.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Thứ hai, đánh giá từ các đặc điểm thị giác của mắt. Nếu người lái xe ô tô cứ chạy theo một đường thẳng, mắt sẽ tập trung vào một hướng xa xăm trong một thời gian dài, sẽ gây nên sự mệt mỏi thị giác, đối tượng ngay trước mắt nhưng lại có cảm giác rất xa. Khi phản ứng không kịp rất dễ gây ra tai nạn.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Hơn nữa, xét từ quan điểm tâm lý, con đường quá đơn giản thì con người thường sẽ sản sinh sự chán nản. Nếu như con đường được thiết kế với những đường cong ở một số nơi, bạn sẽ phải giảm tốc độ và chú trọng an toàn khi lái xe hơn rất nhiều.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Ngoài ra xét từ góc độ vật lý học cũng cân nhắc đến một số yếu tố. Ô tô khi chạy trên đường cong, sẽ sản sinh ra lực ly tâm theo hướng ngang, đường cong càng gấp, tốc độ càng nhanh thì lực ly tâm càng lớn. Khi lực ma sát giữa mặt đường và bánh xe nhỏ hơn lực theo hướng ngang, thì ô tô có thể bị lật ra ngoài, gây tai nạn giao thông. Muốn tránh hiện tượng đó, có hai biện pháp là giảm tốc độ xe và tăng bán kính cong của đoạn đường.

Trên đường cao tốc, tốc độ ô tô đều rất nhanh, do đó khi thiết kế đường cong, người ta cố gắng tăng bán kính cong, giảm lực ly tâm, như vậy có thể khiến cho ô tô khi chạy với tốc độ cao vẫn có thể chạy trên đường cong được dễ dàng. Đường cao tốc là do nhiều đoạn đường cong có bán kính rất lớn nối liền với nhau, đường cong dài thì người đi trên xe không cảm thấy ảnh hưởng của lực ly tâm.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Đường cao tốc còn quy định, ở vùng đồng bằng độ dốc tối đa là 3%, có nghĩa là cứ chạy 100 m thì chỉ có thể lên xuống nhiều nhất là 3 m. Bởi vì độ dốc càng lớn, thì xe chạy càng chậm, khó phát huy đặc điểm của đường cao tốc.

Khi xuống dốc, xe trượt xuống, khó điều khiển, có thể gây tai nạn. Còn khi xe chạy qua đoạn đường lồi lên, xe sẽ chịu một lực ly tâm thẳng góc hướng lên trên, nếu lực ly tâm rất lớn, thì xe gần giống như mất trọng lượng, thao tác chuyển hướng mất hiệu nghiệm, rất bất lợi cho việc chạy xe an toàn. Đồng thời, độ dốc quá lớn, còn có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái xe, không nhìn thấy đường ở phía trước.

Tại sao đường cao tốc luôn được xây dựng theo từng đoạn rẽ và xoay vòng?  

Video: Phát Hiện Người Khổng Lồ đi Bộ Trên đường Phố Ai Cập

Ngọc Liên (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook