Thứ Sáu, 06/07/2018 | 09:04

Từ những năm 70 của thế kỷ 20 trở lại đây, rất nhiều nước đã thử nghiệm hình thức sinh ngồi, một số bệnh viên của nước ta cũng thực hiện lâm sàng, sinh ngồi có phải là một kỹ thuật mới hay không?

Trên thực tế, những sản phụ thời cổ đại ở nước ta đã từng áp dụng hình thức sinh ngồi này, theo kiểu ngồi vào chậu gỗ hoặc ngồi ở mép giường, có người dùng lực ôm lấy vùng thắt lưng, sản phụ phải dùng sức. Ở châu Âu, hình thức sinh ngồi này cũng là phương pháp sinh nở truyền thống thời xưa. Vào khoảng thế kỷ 17, khi sản khoa phổ biến hình thức sinh nằm, nữ hoàng Maria của nước Áo đã nói với bác sỹ rằng: Sinh ngồi khá dễ chịu, sinh nở cũng nhanh. Nhưng để tiện quan sát sản phụ và thuận tiện trong việc đỡ đẻ, các bác sỹ sản khoa dần dần chuyển từ hình thức sinh ngồi sang nằm ngửa, gọi là hình thức sinh nằm ngửa.

Hình thức sinh ngồi liệu có ích đối với việc sinh nở của người phụ nữ?

Có người cho rằng, người nguyên thủy không sử dụng hình thức sinh nằm mà thường ngồi hoặc quỳ, đó là tư thế sinh nở nguyên thủy của động vật. Theo quan sát, những loài động vật như khỉ, tinh tinh đa số thường sinh ngồi. Vì thế, người ta cho rằng, con người cũng nên áp dụng hình thức sinh ngồi khá phù hợp với yêu cầu sinh lý.

Ưu điểm của sinh ngồi là:

–  Thời gian sinh ngắn, tăng sức co của tử cung, do trọng lượng của thai nhi ép lên cổ tử cung khiến thần kinh phản xạ đẩy nhanh tốc độ rơi xuống xương chậu của đầu thai nhi, làm cổ tử cung mở ra. Theo thống kê, giai đoạn 2 của quá trình sinh nở của hình thức sinh ngồi có thể rút ngắn được 10-15 phút so với hình thức sinh nằm.

– Hai là giảm bớt sự đau đối của sản phụ, sản phụ cảm thấy người tương đối khỏe.

– Ba là, sinh ngồi tăng cường chức năng hô hấp cua sản phụ, đồng thời cải thiện được tuần hoàn máu của nhau thai, tăng thêm lượng ôxy cung cấp cho thai nhi, khiến tỳ lệ thai nhi bị ngạt thở giảm đi rất nhiều.

– Bốn là, ít xảy ra trường hợp sinh khó, hình thức sinh ngồi giúp thai nhi dễ chui qua sản đạo.

Nguyên nhân thật sự của các cơn đau là gì?

Các chuyên gia phát hiện ra rằng, có 10% sản phụ không có cảm giác đau trước khi sinh. Các bác sỹ đã không tìm thấy cơ chế của các cơn đau một cách có sức thuyết phục, ngược lại, các bác sỹ phát hiện thấy rằng, mức độ đau không tỷ lệ với mức độ co lại của tử cung, mà mức độ đau lại tỷ lệ thuận với mức độ căng thẳng về tinh thần của sản phụ, tinh thần càng căng thẳng thì càng thấy đau. Do đó, các chuyên gia đã kết luận rằng: sợ hãi là nguồn gốc của sự đau đớn khi sinh nở.

Sinh ngồi liệu có đỡ đau hơn

Bài liên quan: Đâu là nguyên nhân của các cơn đau khi sinh

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook