Thai nhi có thể qua sản đạo thuận lợi hay không, điều này được quyết định bởi ba nhân tố: vị trí của thai nhi, kích thước của thai nhi và thai nhi có phát triển bình thường không
1.Vị trí của thai nhi: Sau 32 tuần thai, do thai nhi sinh trưởng nhanh, nước ối ít, vị trí của thai nhi khá ổn định. Khi khám thai, bác sỹ đã xác định rõ vị trí của thai nhi, các bác sỹ sẽ tiến hành điều chỉnh đối với những người mà thai nhi có vị trí khác thường.
Thế nào là vị trí bình thường của thai nhi?
Sản đạo là một đường ống chạy dọc, dài và cong, nếu như trục dọc của cơ thể thai nhi song song với cơ thể mẹ thì được gọi là sinh dọc. Bộ phận của thai nhi hạ xuống xương chậu đầu tiên sẽ ra ngoài trước trong khi sinh nở. Nếu thai nhi sinh dọc đầu ở bên dưới, phần mông ở bên trên thì đầu sẽ chui ra trước, vị trí này gọi là thai thuận.
Nếu mông của thai nhi ở vi trí ngược lại, mông ở dưới, đầu ở trên thì khi sinh, phần mông sẽ chui ra trước, vị trí này gọi là thai ngược, nếu cơ thể của thai nhi vuông góc với trục dài của cơ thể mẹ là sinh ngang. Thai nhi nằm ngang rất khó để sinh nở tự nhiên được.
Theo các quan sát lâm sàng, ở thời điểm 24 tuần thai, khoảng một nửa số thai nhi có đầu hướng lên trên, mông ở dưới, nhưng vào tuần thai thứ 34, số lượng này chỉ chiếm l/6 – 1/4, đại đa số thai nhi có thể tự chuyển về vị trí đầu ở dưới, mông ở trên một cách tự nhiên. Khi chuẩn bị sinh, khoảng 99% thai nhi sinh dọc, sinh ngang chỉ chiếm 0.5%~1%.
2.Kích thước của thai nhi: Nếu thai nhi quá lớn hoặc già tháng, thì có thể là do tỷ lệ giữa phần đầu của thai nhi và xương chậu của cơ thế mẹ không hợp lý, dẫn đến sinh nở gặp khó khăn. Phần xương sọ của thai nhi già tháng khá cứng, Vai dày và rộng, dễ gây khó khăn khi sinh nở
3.Phát triển không bình thường: Dị hình ở thai nhi do một bộ phận nào đó của cơ thể khác thường sẽ làm sinh nở gặp khó khăn.
Ba nhân tố ảnh hưởng đến thai nhi khi chui qua sản đạo
Bài liên quan: Cần kiểm soát tốt bệnh hen suyễn khi mang thai như thế nào
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.