Để có thể sinh nở thuận lợi, tự nhiên và không đau, người phụ nữ mang thai cần tập luyện trước khi sinh. Các bài tập dưới đây được chia thành hai loại: cách hít thở và cách thả lỏng, các bà mẹ mang thai có thể tham khảo.
Cách hít thở: Khi sinh nở, sản phụ cần điều chỉnh hít thở của mình theo từng cơn đau, để cơ thể có thể thả lỏng thoải mái, giảm bớt sự đau đớn, đỡ mệt mỏi, có lợi cho việc sinh nở. Trong quá trình điều chỉnh việc hít thở, cố gắng loại bỏ tâm lý hoảng sợ bất ổn, tập trung tích cực vào việc sinh nở. Điều chỉnh hít thở thế nào trong khi sinh?
Trước khi sinh cần tập các động tác sau:
- Tập hít thở sâu: nằm ngửa, đầu gối co, hít vào bằng mũi bình tĩnh, hít đầy phổi, rồi sau đó thở từ từ ra bằng miệng.
- Bài tập hít thở khi bắt đầu giai đoạn 1 của quá trình sinh nở: khi bắt đầu đau theo cơn, phải hít thở sâu, vừa thở ra vừa thả lỏng thoải mái cơ bắp căng thẳng; khi đau cơ kéo dài liên tục, liên tục lặp đi lặp lại việc hít thở sâu chậm rãi và có nhịp.
- Thở nông: Nằm ngửa, đầu gối co, hít căng lồng ngực, phần bụng bất động, môi và miệng để thoải mái, hơi há miệng, thở ra và hít vào. Lúc bắt đầu tập thì tập khoảng 15 phút, sau khi đã quen thì tập liên tục khoảng 30 phút.
- Trong giai đoạn 1 của quá trình sinh nở, đau cơn sẽ mạnh dần lên. Khi bắt đầu đau cơn thì cần hít thở sâu, để cơ thịt thoải mái. Khi đau cơn tăng dần lên, chuyển dần từ hít sâu chậm rãi sang hít thở nông và nhanh. Khi đau cơn lên đến đỉnh điểm là lúc hít thở nông và nhanh nhất, rồi sau đó chuyển dần trở về hít thở sâu và chậm rãi.
- Cách hít thở khi chuẩn bị hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình sinh nở: Trước khi hết đau cơn, sản phụ hơi mở miệng và thở ra nhẹ nhàng, giống như thở hổn hển, không dùng sức ở phần bụng. Khi đau cơn bắt đầu, cần hít thở sâu, miệng ngậm và hít sâu, hít thở có dừng giữa chừng, tăng áp lực bụng (vài tuần trước khi sinh, khi luyện tập không cần tăng áp bụng, chỉ cần tập hít thở. Nếu không thể hít sâu được thì chuyển thành tập hít nhanh và gấp, thả lỏng cơ thể, không được căng thẳng. Khi hết đau cơn, thở ra, hít sâu vào giúp cơ thể thả lỏng.
- Cách thở vào giai đoạn 2 của quá trình sinh nở (thai nhi chui ra): Khi đầu của thai nhi chui ra, phần bụng và cơ bắp của phần đùi thả lỏng, thở giông như thở hổn hển, khi hết căng cứng, hít thở ngắn gấp.
(2) Cách thả lỏng: Cách thả lỏng giúp cơ thịt và khớp của cơ thể được thoải mái, có thể dùng tư thế này để nghỉ ngơi giữa những cơn đau.
Vị trí cơ thể thả lỏng là nằm nghiêng, phần nghiêng bên trên đặt tay ỏ phía trước, phần nghiêng xuống dưối đặt tay duỗi ra sau, đầu gối đùi chi dưới co ra phía trước, phần cảng chân hơi cong. Dù là bên nào ỏ dưới, chỉ cần cảm thấy thoải mái là được, hoặc thường xuyên thay đổi phương hướng.
Các động tác phụ trợ khi sinh nở: Ngoài các động tác nêu trên, các động tác phụ trợ khi sinh nở bao gồm: xoa bóp massage và ấn.
- Massage: Hai tay đặt nhẹ lên phần bụng dưới, song song với việc hít sâu vào chậm rãi, dùng bàn tay massage phần bụng, hai tay quay trỏ lại vị trí ban đầu cùng với hdi thỏ. Bàn tay có thể massage theo đưòng thẳng, rồi chuyển sang theo hình tròn. Khi massage thì nằm ngửa, co đầu gối.
- Ấn: Nằm ngửa, co đầu gói, nắm tay đặt ỏ phần bụng dưới, đặt tay giữa vị trí xương chậu và hai bên xương đai hông, ngón cái hưống vào trong, bổn ngón còn lại hướng ra ngoài, thả lỏng khi thỏ và ấn mạnh khi thỏ. Phương pháp ấn này sử dụng khi nhức mỏi phần thắt lưng.
Những bài tập thở giảm đau cho phụ nữ trước khi sinh
Bài liên quan: Ba nhân tố ảnh hưởng đến thai nhi khi chui qua sản đạo
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.