Quá trình phục hồi gân bị tổn thương diễn ra bao lâu
Gân và dây chằng là một tập hợp các sợi mô liên kết có tính co giãn đăc trưng, chúng hoạt động như lò so và có tính đàn hồi dẻo dai giúp kiểm soát được các lực khi vận động, bằng cách co hoặc giãn, gân giống như một sợi lưu trữ năng lượng giúp bảo tồn và hồi phục được năng lượng trong quá trình vận động với hiệu quả cao.
Cấu tạo của gân
Gân có 3 thành phần chính là các bó sợi collagen, elastatin; chất nền và tế bào. Trong đó các bó sợi collagen song song (chủ yếu type 1) được liên kết chặt chẽ với nhau.
Sợi collagen chiếm tỷ lệ 86% trọng lượng khô của gân, bao gồm chủ yếu là các sợi collagen typ I (95-99%) và collagen typ II (1-5%). Còn các sợi elastatin chỉ chiếm tỷ lệ 2% nhưng giúp gân có tính co giãn, linh động.
Chất nền bao gồm:
+ Glucosaminglycan (chủ yếu là chondroitin sulfat), proteoglycan và glucoprotein mang điện tích âm nên kết hợp với collagen mang điện tích dương tạo nên 1 cấu trúc bền vững, giúp liên kết các sợi collagen thành bó lớn và có vai trò phục hồi lại vị trí ban đầu của sợi collagen do ái lực (e+) – (e-) từ đó quyết định tới hình dạng và cấu trúc collagen, do vậy là chức năng cơ học của gân.
Các bó sợi collagen type 1 mang đến sức mạnh và độ đàn hồi cho gân, giúp gân chịu được sức căng và truyền lực từ cơ tới xương.
Trong khi glucosaminglycan và proteoglycan ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính các sợi collagen do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ học của collagen như độ đàn hồi, độ bền, dẻo dai…
Ngoài ra sự tương tác này có vai trò quan trọng trong hồi phục các sợi collagen về vị trí ban đầu của chúng sau khi áp lực trên gân được giải phóng, do đó là thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc gân và dây chằng.
Thành phần tế bào sắp xếp dọc theo các sợi collagen gồm tế bào gân chưa trưởng thành và tế bào gân trưởng thành (90-95%), có chức năng sinh tổng hợp collagen và các chất nền ngoài tế bào.
Quá trình phục hồi gân bị tổn thương
Quá trình phục hồi gân bị tổn thương thường lâu dài và khó hồi phục 100%
Gân, dây chằng là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương. Tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Đặc biệt gân và dây chằng có rất ít mạch máu nuôi dưỡng nên quá trình trao đổi chất và tái tạo mất rất nhiều thời gian. Do đó quá trình điều trị và phục hồi gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh. Khi gân bị tổn thương, quá trình phục hồi bao gồm 3 giai đoạn:
+ Pha viêm (1-7 ngày):sinh tổng hợp collagen type III (không hoàn toàn phù hợp với cấu trúc gân) ít có ý nghĩa
+ Pha tăng sinh (7-21 ngày): sinh tổng hợp collagen type III và các chất nền ngoài tế bào khác như proteoglycan
+ Pha sửa chữa (3 tuần- 1 năm): sinh tổng hợp collagen type III, glucosaminglycan, sinh tổng hợp collagen type I là nguyên liệu chính cho quá trình phục hồi gân thực sự. Mô sửa chữa chuyển dạng thành mô sợi sau khoảng 10 tuần, sau đó chuyển dạng thành mô gân giống sẹo trong vòng 1 năm, tăng liên kết cộng trị giữa các collagen, hình thành mô được sửa chữa với độ cứng và độ mạnh tăng lên.
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho sự phục hồi gân
Cung cấp các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C là một trong các yếu tố quan trọng.
Bổ sung bằng thực phẩm: Sự hấp thụ khá nhỏ
Cá hồi, cá tuyết, da, xương, bắp bò, lòng trắng trứng… tuy nhiên tỉ lệ hấp thu từ thực phẩm là tương đối nhỏ và không ổn định.
Bổ sung bằng đường uống: cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị
Giải pháp tập luyện
Do quá trình phục hồi tổn thương gân kéo dài và gặp nhiều khó khăn nên cần thiết phải phối hợp nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện của người bệnh. Người bệnh nên hạn chế làm việc nặng liên quan tới các vùng bị tổn thương để đề phòng tái phát. Tuy nhiên việc tập luyện theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên có chuyên môn y tế thì lại là điều nên tuân thủ.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.