Vận động thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tim mạch và sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật. Dưới đây là các bài tập cơ bản cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim mạch, can thieetpj động mạch vành hay người mắc bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia chương trình phục hổi chức năng tim mạch và phòng bệnh phù hợp tại một số bệnh viện, trung tâm y tế.
Chương trình này sẽ giúp bệnh nhân tăng dần mức độ hoạt động thể lực, phòng nguy cơ tái phát bệnh.
Bệnh nhân được luyện tập khi không có dấu hiệu tím tái, vã mồ hôi, tụt huyết áp, không có dấu hiệu suy tim, không có rối loạn nhịp tim trầm trọng không điều chỉnh được, không có dấu hiệu đau ngực nhiều và kéo dài. Tiêu chuẩn tập luyện an toàn là huyết áp lúc gắng sức không cao hơn 20mmHg so với lúc nghỉ, tần số tim lúc gắng sức không cao hơn 20 nhịp so với lúc nghỉ.
Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Tuỳ theo các giai đoạn phục hồi chức bệnh nhân nhồi máu cơ tim
+ Giai đoạn 1: tại phòng chăm sóc bệnh nhân động mạch vành và khoa phục hồi chức năng.
+ Giai đoạn 2: tại trung tâm phục hồi chức năng tim mạch, tập theo nhóm.
+ Giai đoạn 3: chăm sóc lâu dài, tự tập hoặc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Giai đoạn 1
– Tiêu chuẩn tập luyện an toàn: huyết áp lúc gắng sức không cao hơn 20mmHg so với lúc nghỉ, tần số tim lúc gắng sức không cao hơn 20 nhịp so với lúc nghỉ, lúc xuất viện BN cần hoạt động thường ngày được khoảng 3-4 METs.
– Mức độ bài tập thiết kế dựa theo tiêu chuẩn MET
MET (Metabolic Equivalent of Task): Là đơn vị được sử dụng để đánh giá lượng Oxy cơ thể tiêu thụ trong hoạt động thể lực.
1 MET là chi phí năng lượng (Oxy) cho cơ thể ở trạng thái nghỉ (ví dụ: ngồi yên lặng hoặc ngồi đọc sách). Hoạt động cần 3-6 METs được coi là hoạt động thể lực mức độ vừa. Hoạt động cần > 6 METs được coi là hoạt động thể lực nặng (mạnh)
– Các bài tập vận động cơ bản cho bệnh nhân đã hồi phục và đảm bảo các tiêu chí an toàn ở trên
+ Xoay tròn khớp cổ chân
+ Gấp duỗi ngón chân
+ Gấp duỗi cổ chân
+ Tập vận động cổ
+ Gồng cơ tứ đầu
+ Tập vận động khớp vai
+ Trượt gót
+ Tập duỗi gối
+ Gấp hông.
– Hoạt động <2METs: nghỉ ngơi tại giường, vệ sinh cá nhân, tập bài 1 – 4 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), tự ăn nếu ngồi dậy được.
– Hoạt động 2METs: tập bài từ 1-6 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), ngồi ghế 1 lần.
– Hoạt động 3 METs: tập bài 1-7 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), ngồi ghế tùy thích, đi bộ trong phòng, tắm ở ghế.
– Hoạt động 4 METs: tập bài 1-8 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), ngồi trong phòng, đi bộ ra ngoài phòng > 100 mét, tắm ở ghế.
– Hoạt động 5 METs: tập bài 1-9 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), đi bộ ra ngoài phòng từ 250-300 mét, tắm ở phòng tắm.
– Hoạt động >5 METs: tập bài 1-9 (mỗi động tác 5 lần, 2 lần/ngày), đi bộ lên một tầng lầu với người cùng nhóm, tắm ở phòng tắm.
– Ra khỏi gường bệnh: ngày thứ 4/6-7/10 với các bài tập trong tư thế đứng và ngồi; đi bộ trong khoa; leo cầu thang trước khi xuất viện thường giữa tuần thứ 2.
– Trắc nghiệm gắng sức trước ra viện: đạp xe đạp lực kế trong 6 phút, <5 METs với tần số tim thấp hơn mức an toàn. Lợi ích của trắc nghiệm là xem xét sự đáp ứng với gắng sức, có chỉ định bài tập phù hợp, phát hiện nhu cầu về thuốc hay can thiệp ngoại khoa.
Giai đoạn 2:
Bắt đầu từ 1 – 2 tuần sau xuất viện, kéo dài từ 1 – 4 tháng, tập theo nhóm, tối thiểu 3 lần/ một tuần.
– Hướng dẫn tập luyện: chỉ định theo từng BN, khởi đầu đi bộ trên mặt phẳng, cường độ 50-70% gắng sức tối đa, nên duy trì khoảng 4 METs, nhịp tim không vƣợt quá 20 nhịp so với lúc nghỉ) hoặc ở mức 11–12 theo chỉ số gắng sức được cảm nhận (Thang điểm Borg). Khoảng cách 3–5 km một ngày sau 4 – 6 tuần.
– Tập theo nhóm:
+ Khởi động 10-15 phút: bài tập kéo dãn, các bài tập vận động chung.
+ Vượt tải 20 phút: tập sức mạnh với lực kháng cao (trên 75% trọng lượng lớn nhất với 10 lần nhắc lại), lập lại từ 1-8 lần; tập sức bền với cường độ thấp, lực kháng thấp (40-50%), lập lại nhiều từ 12-25 lần.
+ Làm nguội 10 phút: tập giảm cường độ và sức căng.
Giai đoạn 3
– Cấu trúc lớp học: 3 lần/tuần trong 8 tuần; 2 lần/tuần trong 6 tuần; 4 lần/tuần trong 3 tuần.
– Đo huyết áp, nhịp tim trước và sau khi tập, xác định những BN có nguy cơ thấp, cao.
– Bài tập kéo dãn khởi động 15 phút (giữ lại ít nhất 8-10 giây) và kéo dãn lúc làm nguội (giữ lại 10-15 giây). Tập theo chu trình bao gồm đi bộ, chạy bộ, máy đi bộ trên thảm lăn (treadmill walking), xe đạp có đồng hồ và máy tập chèo. Cường độ tập từ 50-70% gắng sức tối đa. Theo dõi điện tâm đồ liên tục theo từng nguy cơ.
Các bước quan trọng khác:
+ Không uống rượu, bia và các chất kích thích
+ Không hút thuốc lá
+ Không ăn các đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa
+ Duy trì được trọng lượng cơ thể
+ Tạp luyện các bài phục hồi chức năng tim mạch
Và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Yhocvn.net
Bài cùng chủ đề:
Hướng dẫn cách luyện tập cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị suy tim theo BYT
Chưa có bình luận.