Thứ Năm, 26/07/2018 | 17:12

Thật khó để phân biệt bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ và cơn thiếu máu thoáng qua.

Đột quỵ não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là hai bệnh nghiêm trọng. Đây là 2 bệnh có một số biểu hiển giống nhau, dễ gây nhầm lẫn, cần phải hiểu rõ và phân biệt được 2 loại bệnh này để có hướng xử trí phù hợp.

Thiếu máu não thoáng qua là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Đây là tình trạng bệnh lý do thiếu máu cục bộ não, nhưng chưa phải là tai biến mạch não và không được xếp vào tai biến mạch não. Các triệu chứng sẽ biến sau một thời gian vì lưu lượng máu được phục hồi trước khi não có những tổn thương nghiêm trọng.

Cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Theo thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ. Những người trên 50 tuổi, có tiền sử bệnh về mạch máu, đái tháo đường hoặc mắc chứng rối loạn lipid máu là đối tượng nguy cơ cao.

Về lý thuyết, chỉ sau 4 hoặc 5 phút không nhận được ôxy và dưỡng chất là tế bào não đã bị hủy hoại không phục hồi được. Ở các cơn thiếu máu não và tai biến, khi một mạch máu bị tắc nghẽn thì các mạch máu xung quanh có thể “chi viện” nhưng thời gian chịu đựng không quá lâu.

Đột quỵ não Thiếu máu não thoáng qua
Định nghĩa

 

Cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý mạch máu rất nguy hiểm, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não.

 

Thiếu máu não thoáng qua là rối loạn hoạt động ở não do gián đoạn cung cấp máu tạm thời cho não, gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Xảy ra nhanh, hồi phục nhanh, không gây tổn thương sau đó, nhưng nó là 1 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa.
Nguyên nhân

 

Gồm 2 loại chính:

a. Tai biến thiếu máu cục bộ não (chiếm 80%): Nguyên nhân do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.

 

b. Tai biến xuất huyết (chiếm 20%): xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ dẫn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó cung cấp.

 

Nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch và bệnh tim gây huyết khối làm chặn đường đi của dòng máu. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện như huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình có người bị thiếu máu cục bộ não, bệnh nhân bị đái tháo đường, phình tách động mạch chủ, những người hút thuốc lá hoặc đang dùng thuốc tránh thai.
Triệu chứng:

 

Giống nhau

 

– Rối loạn giọng nói: nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được.

– Mất đồng bộ phối hợp trong vận động, có thể vấp ngã, mất thăng bằng.

 

– Rối loạn giọng nói: nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được.

– Mất đồng bộ phối hợp trong vận động, có thể vấp ngã, mất thăng bằng.

 

Khác nhau

 

+ Tê liệt hoặc tê, yếu một bên của cơ thể/ khuôn mặt đột ngột

+ Vấn đề với tầm nhìn: Có thể đột nhiên bị mờ hoặc tối, hoặc nhìn đôi, cảm giác ruồi bay trước mắt.

+ Nhức đầu: Bất ngờ nhức đầu nghiêm trọng, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.

+ Xuất hiện những “khoảng vắng” trong vận động và tư duy như: đánh rơi đồ vật trên tay nhưng không nhận thức được, đang nói tự dưng ngừng vài giây, mất nhận thức sau đó mới nói tiếp,…

+ Mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

 

Khởi phát đột ngột, triệu chứng giống đột quỵ nhưng hồi phục nhanh và chỉ kéo dài vài phút nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua mà không đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị. Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn và thường xảy ra một bên cơ thể. Triệu chứng điển hình

– Cảm giác nặng hoặc yếu tay, chân, đôi khi làm rớt đồ đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi.

– Thay đổi về cảm giác: tê rần, kiến bò.

– Mất thăng bằng, chóng mặt, đột nhiên choáng, ngất…

– Nhức đầu nhẹ, buồn nôn.

– Có thể quên một vài sự việc nhưng chỉ xảy ra tạm thời.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể có xuất hiện các triệu chứng không điển hình khác như thay đổi đơn thuần về ý thức, co giật, liệt mặt…

Tiến triển bệnh rất thay đổi. Một số bệnh nhân sẽ có đột quỵ thực sự sau vài cơn thiếu máu não thoáng qua, số khác lại có các cơn thiếu máu não thoáng qua thường xuyên hàng tuần, hàng tháng mà không có đột quỵ.

Điều trị

 

Hướng điều trị phụ thuộc vào dạng đột quỵ.

+ Xử lý chung:

Bệnh nhân đột quỵ khi vào viện thường trong tình trạng nguy kịch. Do đó, song song với việc chẩn đoán xác định loại đột quỵ, cần tiến hành ngay những biện pháp duy trì sự sống gồm:

• Đảm bảo đường thở và thông khí: nằm nghiêng an toàn, canuyn miệng, hút đờm, đặt nội khí quản

• Kiểm soát huyết áp: Theo dõi huyết áp; cấp cứu khi huyết áp > 220/120mmHg;  hạ huyết áp từ từ bằng thuốc nếu huyết áp quá cao

• Chống phù não và tăng áp lực nội sọ: nằm đầu cao 30o; đảm bảo thông khi tốt.

+ Xử lý đặc hiệu

• Tai biến thiếu máu não cục bộ: dùng thuốc nhanh chóng khôi phục lại lưu lượng máu đến não: thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông khi bệnh nhân đến sớm dưới 3h kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên. Có thể dùng thuốc chống đông Heparin tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. 1 số trường hợp cần phẫu thuật nhằm loại bỏ cục máu đông.

• Tai biến xuất huyết não: kiểm soát chảy máu và làm giảm áp lực trong não. 1 số biện pháp được ưu tiên sử dụng: Phẫu thuật lấy máu tụ, Cuộn động mạch thuyên tắc, Phẫu thuật loại bỏ mạch máu dị dạng.

 

 

Mục đích là phòng ngừa các cơn thiếu máu não thoáng qua tiếp theo và đột quy.

 

-Nếu thuốc chống đông được chỉ định để điều trị huyết khối từ tim thì cần phải dùng sớm miễn là không có chống chỉ định.

 

– Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các yếu tố nguy cơ. – Xử lý triệt để yếu tố nguy cơ nếu có thể.

 

+Rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường.

 

+Đái tháo đường: Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu.

 

+Huyết áp cao: duy trì huyết áp ở mức ≤ 140/90mmHg

 

+Bệnh nhân rối loạn mỡ máu: dùng thuốc nhóm Statin có tác dụng hạ lipid máu, chậm tiến triển mảng vữa xơ và giảm nguy cơ đột quỵ.

 

+Béo phì: nên duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) 18,5-25. Trường hợp BMI >30 cần có biện pháp giảm cân.

 

+Các bệnh nhân có loạn nhịp tim (đặc biệt rung nhĩ) cần được xử trí điều trị loạn nhịp.

 

– Tư vấn điều chỉnh thay đổi nề nếp sinh hoạt:

 

+Tập thể dục: người trưởng thành cần tập thể lực tối thiểu 150 phút mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao.

 

+Chế độ ăn: giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật.

 

+Hạn chế bia, rượu. bỏ thuốc lá.

 

 

Phòng ngừa bệnh thiếu máu thoáng qua và đột quỵ

+ Cần có thói quen tập thể dục thường xuyên, tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần

+ Chế độ ăn cần giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp.

+ Hạn chế mỡ động vật.

+ Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả.

+ Bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá.

+ Hạn chế bia, rượu.

Lưu ý:

Ở người có tiền sử rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường.

Ở người mắc rối loạn lipid máu: cần kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị để đưa lipid máu về mức bình thường.

Ở người mắc đái tháo đường: cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu. Duy trì HbA1C ở mức dưới 6,5%.

Phân biệt bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) với cơn thiếu máu não

Bài liên quan: Đột quỵ (Tai biến mạch máu não): Dấu hiệu nhận biết và xử trí

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook