Thứ Sáu, 13/10/2023 | 11:48

Hội chứng kiệt sức hệ luỵ và giải pháp

Mưu sinh, xây dựng gia đình, nuôi các con khôn lớn trưởng thành… là trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên cuộc đời như một dòng sông, lúc yên ả lặng sóng, khi ào ạt vỗ bờ khiến chúng ta phải đương đầu với những thử thách, khó khăn trong công việc khiến cơ thể suy nhược, đau ốm thậm chí cảm thấy kiệt sức.

Xét về lĩnh vực y khoa, kiệt sức là tình trạng suy kiệt về tình cảm, tinh thần và cả thể chất do căng thẳng quá độ kéo dài. Kiệt sức xảy ra khi cơ thể quá tải, kiệt quệ về mặt cảm xúc và không thể bắt kịp với những đòi hỏi không ngừng của cuộc sống khiến cơ thể mất đi hứng thú và động lực làm việc.

Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, đánh giá về nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng kiệt sức, các nhà khoa học đã chính thức đưa hội chứng kiệt sức vào phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 11 (ICD-11) là “hiện tượng mang tính nghề nghiệp” gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nhưng không phải bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “hội chứng gây ra bởi căng thẳng mạn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc”. Xét về lĩnh vực y khoa, hội chứng kiệt sức là một phản ứng của cơ thể khi đối mặt với những căng thẳng công việc kéo dài hoặc mạn tính.

Đặc trưng của hội chứng kiệt sức gồm ba khía cạnh chính bao gồm kiệt sức, hoài nghi, ít gắn bó với công việc và cảm giác giảm sa sút khả năng chuyên môn dẫn đến kém năng lực không còn hứng thú trong công việc.

Theo kết quả báo cáo nguy cơ của Gallup năm 2018 cho thấy 5 yếu tố công việc có thể góp phần khiến người lao động kiệt sức như: Áp lực thời gian, khối lượng công việc không thể quản lý được, bị đối xử không công bằng, thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ từ quản lý …

Hệ luỵ và những triệu chứng điển hình của kiệt sức trong sức khoẻ như gặp các vấn đề về dạ dày và ruột, huyết áp đột nhiên tăng cao, chức năng miễn dịch kém, đau đầu thường xuyên, mất ngủ.. Không chỉ vậy, kiệt sức cũng gây tác động về mặt tinh thần như ảnh hưởng đến vấn đề tập trung, tâm trạng chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui…cá biệt có trường hợp muốn quyên sinh.

Để kiểm soát, tránh hiện tượng kiệt sức mỗi người cần thực hiện một số thay đổi trong môi trường làm việc của mình như tăng cường giao tiếp với đồng nghiệp, người quản lý, giảm một số tác động của công việc có mức độ căng thẳng cao, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, thói quen ngủ khoa học, duy trì tập luyện thể thao hàng ngày, nghỉ theo lịch trình …

Tình trạng kiệt sức gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Những người kiệt sức luôn cảm thấy tiêu cực, khó tập trung và thường thiếu sáng tạo dẫn đến hiệu suất công việc ngày càng giảm.

Các chuyên gia khuyến cáo những người có dấu hiệu kiệt sức cần sắp xếp, bố trí lại thời gian, công việc, những việc ưu tiên cần giải quyết trước một cách khoa học, chia sẻ với lãnh đạo cấp trên những khó khăn cần hỗ trợ, tháo gỡ trong công việc của mình, giữ quan hệ tích cực, tăng cường giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp… Đảm bảo ngủ đủ thời gian ngủ 8h/ngày, duy trì tập các môn thể thao như đi bộ, chạy, đánh cầu… khi xuất hiện các triệu chứng kiệt sức cần đi khám để được tư vấn, điều trị dứt điểm, không để bệnh kéo dài.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những thói quen đang rút cạn năng lượng của bạn mỗi ngày

Chứng bệnh ăn uống vô độ tâm thần biểu hiện, điều trị thế nào?

Thực phẩm, chất dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lưỡng cực

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook