Thứ Sáu, 16/09/2016 | 10:30

Hiện nay, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đang ngày một trầm trọng, gây nên tình trạng thiếu nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người dân.

Để đảm bảo có đủ nước sạch cho người dân sử dụng trong tình trạng khẩn cấp như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, cần có các biện pháp chuẩn bị, thực hiện tốt việc tìm kiếm, lưu trữ nước và xử lý nước an toàn. Đối với những vùng thường xuyên bị hạn hán, lũ lụt cần có kế hoạch lâu dài như xây các bể chứa nước lớn hoặc chuẩn bị sẵn lu, chum, vại, thùng nhựa để trữ nước. Lưu ý là các bể chứa hoặc dụng cụ chứa nước cần đặt ở vị trí cao, tránh ngập nước và có nắp đậy kín.Ngoài ra, cần chuẩn bị xô nhựa, vải lọc để xử lý nước tại nhà bằng các biện pháp đơn giản để có nước an toàn sử dụng ngay. Sau đây là một số biện pháp tìm kiếm và lưu trữ nước an toàn phổ biến:

Tìm kiếm nguồn nước:

Nước mưa:Trước mùa mưa, nên vệ sinh sạch sẽ máng hứng, máng dẫn, bể, lu chứa nước để sẵn sàng hứng nước khi trời mưa. Nên loại bỏ nước của trận mưa đầu và 15 phút đầu của các trận mưa sau.Nước mưa hứng được sẽ lưu giữ lại trong các dụng cụ chứa nước để có nước dùng trong mùa khô hạn.

Nước giếng:

  • Đào giếng khơi trong lòng suối cạn để tận dụng mạch nước ngầm. Khoan sâu và lắp đặt ống lọc từ phi 48 trở lên trong lòng giếng đào để tăng mạch nước.
  • Khoan giếng để lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu bằng hệ thống máy bơm.

Nước sạch

Nước sạch

Xử lý nước sinh hoạt an toàn khi có lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn:

Dưới đây là hướng dẫn một số biện pháp đơn giản xử lý nước tại hộ gia đình để có nước an toàn sử dụng ngay. Biện pháp này được áp dụng đối với những hộ gia đình chưa được cấp nước sạch từ các cơ sở cung cấp nước tập trung hoặc trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng.

Lựa chọn nguồn nước

Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước tiếp theo sau đây.

Các biện pháp xử lý nước

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Đổ lượng nước cần làm trong vào dụng cụ chứa nước và ước tính thể tích nước, rồi tính lượng phèn tương ứng cần dùng. Sau đó, múc một gáo nước, hoà toàn bộ lượng phèn đó cho tan hết, đổ vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa, cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

  • Khử trùng nước bằng hóa chất:

Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

  • Cách khử trùng:

– Viên Cloramin B 0,25g:

Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

– Viên Aquatab 67mg:

Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

– Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramin hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramin B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramin B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

  • Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
  • Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
  • Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
  • Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.
  • Đun sôi nước

– Chỉ uống nước đã đun sôi.

– Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

– Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng

Nước sạch

  • Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý:Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

  • Sử dụng Túi lọc PUR:

– Bước 1: Trộn

  • Dùng kéo cắt túi lọc PUR.
  • Đổ vào thùng chứa nước (01 túi cho thùng 10 lít).

– Bước 2: Khuấy và chờ lắng

  • Dùng cây (que) khuấy 5 phút theo chiều kim đồng hồ.
  • Đợi 5 phút để chất cặn lắng rơi xuống. Nếu nước vẫn đục khuấy lại và chờ lắng.

– Bước 3: Lọc

  • Dùng tấm vải làm màng lọc bỏ cặn. Gạn nước trong sang thùng sạch.
  • Đợi 20 phút để uống trực tiếp và sử dụng trong nấu ăn.

Nước sạch

Lưu ý:

  • Cất giữ túi lọc PUR nơi khô thoáng, sạch sẽ, để xa tầm tay với của trẻ em.
  • Đổ cặn vào hố rác, nơi an toàn với trẻ em và gia súc. Giặt sạch vải và phơi khô, rửa sạch dụng cụ sau mỗi lần sử dụng để dùng lần sau.
  • Nước đã qua xử lý bằng PUR, có thể dùng uống trực tiếp không cần đun sôi trong vòng 24 giờ (1 ngày) hoặc để nấu ăn. Sau 24 giờ (1 ngày) chưa sử dụng hết, phải đun sôi trước khi uống.
  • Không uống trực tiếp nếu nước vẫn có màu vàng hoặc còn đục.

Giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Tiết kiệm nước sạch:ưu tiên sử dụng nước cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Sau đây là một số gợi ý để sử dụng nước tiết kiệm:

  • Dùng chậu và lấy đủ lượng nước cần dùng cho mỗi lần tắm, giặt, rửa bát đĩa, rửa rau. Không để nước chảy tràn ra ngoài.
  • Dùng cốc hứng nước để đánh răng, cạo râu thay vì để nước chảy tự do.
  • Giữ lại nước tắm, giặt, nước rửa rau để dùng cho việc khác như tưới cây, rửa xe, cọ rửa nhà vệ sinh, chuồng gia súc…
  • Thường xuyên kiểm tra nhà vệ sinh, ống dẫn nước và vòi nước để kịp thời sửa chữa những chỗ rò rỉ.

Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Để có đủ nước dùng trong mùa lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn, mỗi gia đình cần chủ động tìm kiếm nguồn nước, xử lý nước và trữ nước an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả!

Câu hỏi – trả lời

  1. Cách tìm kiếm nguồn nước khi có lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn?

Nước mưa:Hứng nước mưa vào các dụng cụ chứa nước để có nước dùng trong mùa khô hạn. Trước mùa mưa nên vệ sinh sạch sẽ máng hứng, máng dẫn, bể, lu chứa nước; loại bỏ nước của trận mưa đầu và 15 phút đầu của các trận mưa sau.

Nước giếng:

  • Đào giếng khơi trong lòng suối cạn để tận dụng mạch nước ngầm. Khoan sâu và lắp đặt ống lọc từ phi 48 trở lên trong lòng giếng đào để tăng mạch nước.
  • Khoan giếng để lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu bằng hệ thống máy bơm.
  1. Cách xử lý nước sinh hoạt an toàn khi có lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn?

Lựa chọn nguồn nước

Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây.

Các biện pháp xử lý nước

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Đổ lượng nước cần làm trong vào dụng cụ chứa nước và ước tính thể tích nước, rồi tính lượng phèn tương ứng cần dùng. Sau đó, múc một gáo nước, hoà toàn bộ lượng phèn đó cho tan hết, đổ vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

  • Khử trùng nước bằng hóa chất:

Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

  • Cách khử trùng:

– Viên Cloramin B 0,25g:

Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

– Viên Aquatab 67mg:

Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

– Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramin hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramin B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramin B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

  • Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
  • Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
  • Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
  • Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.
  • Đun sôi nước

– Chỉ uống nước đã đun sôi.

– Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

– Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Nước sạch

  • Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý:Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

– Bước 1: Trộn

  • Dùng kéo cắt túi lọc PUR.
  • Đổ vào thùng chứa nước (01 túi cho thùng 10 lít).

– Bước 2: Khuấy và chờ lắng

  • Dùng cây (que) khuấy 5 phút theo chiều kim đồng hồ.
  • Đợi 5 phút để chất cặn lắng rơi xuống. Nếu nước vẫn đục khuấy lại và chờ lắng.

– Bước 3: Lọc

  • Dùng tấm vải làm màng lọc bỏ cặn. Gạn nước trong sang thùng sạch.
  • Đợi 20 phút để uống trực tiếp và sử dụng trong nấu ăn.
Nước sạch
Nhãn

  • Sử dụng Túi lọc PUR:

Lưu ý:

  • Cất giữ túi lọc PUR nơi khô thoáng, sạch sẽ, để xa tầm tay với của trẻ em.
  • Đổ cặn vào hố rác, nơi an toàn với trẻ em và gia súc. Giặt sạch vải và phơi khô, rửa sạch dụng cụ sau mỗi lần sử dụng để dùng lần sau.
  • Nước đã qua xử lý bằng PUR, có thể dùng uống trực tiếp không cần đun sôi trong vòng 24 giờ ( 1 ngày) hoặc để nấu ăn. Sau 24 giờ (1 ngày) chưa sử dụng hết, phải đun sôi trước khi uống.
  • Không uống trực tiếp nếu nước vẫn có màu vàng hoặc còn đục.
  1. Cách bảo quản nước đúng cách và sử dụng hiệu quả?

– Việc tích trữ nước cần được làm từ trước khi mùa khô hạn đến. Người dân nên trang bị bể, lu, sành, khạp, chum, vại để trữ nước. Đậy kín các dụng cụ này bằng lưới hoặc vải màn để tránh muỗi đẻ trứng và các chất bẩn xâm nhập. Thả cá diệt bọ gậy, lăng quăng, phòng các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh do vi rút Zika.

– Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,ưu tiên sử dụng nước cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Một số gợi ý để sử dụng nước tiết kiệm:

  • Dùng chậu và lấy đủ lượng nước cần dùng cho mỗi lần tắm, giặt, rửa bát đĩa, rửa rau. Không để nước chảy tràn ra ngoài.
  • Dùng cốc hứng nước để đánh răng, cạo râu thay vì để nước chảy tự do.
  • Giữ lại nước tắm, giặt, nước rửa rau để dùng cho việc khác như tưới cây, rửa xe, cọ rửa nhà vệ sinh, chuồng gia súc…
  • Kiểm tra nhà vệ sinh, ống dẫn nước và vòi nước thường xuyên để kịp thời sửa chữa những chỗ rò rỉ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Sổ tay thông điệp và hướng dẫn phát triển tài liệu truyền thông ứng phó với thiên tai thảm họa.
  2. Bài phát thanh Một số cách đơn giản để có nước dùng trong trường hợp hạn hán và xâm nhập mặn.
  3. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông rửa tay với xà phòng – Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.
  4. Hướng dẫn một số biện pháp xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản– Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế

Thanh Nhàn

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook