Thứ Hai, 08/01/2024 | 17:18

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc tổn thương trong đường tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích IBS có thể gây đau bụng từ trung bình đến nặng tùy thuộc vào độ nhạy cảm đường ruột của trẻ.

IBS là một hội chứng mạn tính, có thể gây khó chịu nghiêm trọng khắp hệ tiêu hóa với các biểu hiện: đau, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Có nhiều điểm tương đồng giữa IBS ở người lớn và trẻ em, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Bài viết này tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho tình trạng bệnh này ở trẻ em.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?

IBS liên quan đến sự kết hợp của các triệu chứng. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về bệnh nội khoa, hội chứng ruột kích thích xảy ra khi có vấn đề trong mối quan hệ giữa não và ruột, làm cho trở thành rối loạn chức năng đường tiêu hóa (GI). IBS là một loại hội chứng mạn tính đồng nghĩa với việc hiện tại không có cách điều trị tận gốc của bệnh.

IBS ảnh hưởng đến khoảng 5% trẻ em từ 4–18 tuổi. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu loại bệnh này có ảnh hưởng tương tự nhau giữa nam và nữ hay không?

IBS có một số triệu chứng, bao gồm:

+ Đau bụng

+ Táo bón

+ Tiêu chảy

+ Đầy hơi

IBS ở trẻ em

IBS ở trẻ em có thể xuất hiện mà không có bất kỳ dấu hiệu nào về tác hại đối với đường tiêu hóa hoặc các bệnh toàn thân.

Các chuyên gia phân loại IBS ở trẻ em theo cách thay đổi hoặc bất thường trong thói quen đại tiện:

+ IBS táo bón (IBS-C): Khi hơn một phần tư số lượng phân cứng hoặc rất cứng và dưới một phần tư là phân lỏng hoặc rất lỏng.

+ IBS tiêu chảy (IBS-D): Khi hơn một phần tư số lượng phân là lỏng hoặc rất lỏng và dưới một phần tư là phân cứng hoặc rất cứng.

+ IBS thể hỗn hợp (IBS-M): Khi hơn một phần tư số lượng phân là lỏng hoặc rất lỏng và hơn một phần tư là phân cứng hoặc rất cứng.

+ IBS không phân loại (IBS-U): Khi có ít hơn một phần tư số lượng phân là lỏng hoặc rất lỏng và dưới một phần tư là phân cứng hoặc rất cứng.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ em

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ em.

Những lý do tiềm ẩn khiến trẻ bị đau và các triệu chứng của IBS bao gồm:

+ Tiền sử viêm dạ dày ruột

+ Dị ứng thực phẩm

+ Không dung nạp carbohydrat và chất béo khác nhau

+ Yếu tố tâm lý, bao gồm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Các yếu tố nguy cơ

Sau đây là những yếu tố có thể khiến trẻ có nhiều khả năng phát triển IBS hơn:

+ Lịch sử gia đình bị IBS

+ Stress

+ Lo lắng

+ Bị lạm dụng thể chất, tình cảm hoặc tình dục

+ Tiền sử nhiễm trùng đường tiêu hóa

+ Dị ứng, bao gồm cả dị ứng thực phẩm

Triệu chứng IBS ở trẻ em

Đau bụng là một trong những triệu chứng IBS chính ở trẻ em.

+ Tiêu chảy

+ Táo bón

+ Co thắt

+ Có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp

+ Trung tiện nhiều

+ Đầy hơi

+ Có chất nhầy trong phân

+ Nôn mửa

+ Buồn nôn

Chẩn đoán

Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có thể sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán IBS ở trẻ em:

+ Khám sức khỏe toàn diện

+ Khai thác bệnh sử kỹ lưỡng

+ Xét nghiệm y tế phân tích nước tiểu, mẫu phân, xét nghiệm test hơi thở hydro của trẻ, siêu âm, Nội soi, chụp Xq bụng và đường tiêu hóa

Điều trị IBS ở trẻ em

Điều trị IBS ở trẻ em thường liên quan đến sự tương tác giữa trẻ, cha mẹ, người chăm sóc và bác sĩ. Việc chăm sóc y tế phù hợp có thể giúp gia đình theo sát các triệu chứng của trẻ để giúp trẻ có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể khi lớn lên đã hết hội chứng ruột kích thích, còn lại phần lớn đều gặp ít triệu chứng hơn sau khoảng 24 tháng chăm sóc.

Các phương pháp điều trị khác nhau cho IBS ở trẻ bao gồm:

+ Thay đổi chế độ ăn

+ Thuốc men

+ Chế phẩm sinh học

+ Kiểm soát căng thẳng

Vì đau bụng là một triệu chứng quan trọng ở trẻ mắc IBS nên một số bác sĩ khuyên:

+ Bắt đầu điều trị bằng thuốc giảm đau

+ Sử dụng thuốc, liệu pháp tam lý hoặc kết hợp cả hai

+ Sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón

+ Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ bản

+ Sử dụng men vi sinh để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa

Thuốc

Mặc dù phương pháp điều trị tập trung vào thuốc được phổ biến rộng rãi nhưng dữ liệu hỗ trợ còn hạn chế. Sau đây là một số loại thuốc các bác sĩ thường sử dụng để điều trị IBS ở trẻ em:

+ Motility agents- chất vận động: giúp tăng nhu động trong hệ thống tiêu hóa.

+ Thuốc chống trầm cảm

+ Thuốc chống trào ngược

+ Thuốc kháng histamine

+ Thuốc chống co thắt, là thuốc giúp thư giãn các cơ của hệ tiêu hóa

Ăn kiêng

Mặc dù các chuyên gia có thể khuyến nghị chế độ ăn nhiều chất xơ cho người lớn mắc IBS, nhưng họ có thể không khuyến nghị điều tương tự cho trẻ em do lượng khí dư thừa và đầy hơi có thể xảy ra.

Nhiều người sử dụng các liệu pháp bổ sung và thay thế để điều trị IBS. Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy dầu bạc hà có thể giúp giảm đau một phần nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.

Nên xin ý kiến của bác sỹ khi muốn thay đổi hoặc bổ sung chế độ ăn uống.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc tham khảo ý kiến bác sĩ về IBS có thể xảy ra ở trẻ em bao gồm:

+ Những thay đổi đột ngột trong nhu động ruột của trẻ

+ Cơn đau giảm bớt hoặc trầm trọng hơn sau khi đi tiêu

+ Đau bụng ít nhất 4 ngày mỗi tháng

+ Khó chịu với những cơn nhu động ruột

+ Những thay đổi rõ ràng về phân của trẻ

+ Giảm cân kết hợp với những thay đổi trong nhu động ruột

Nên đến gặp bác sỹ, có được chẩn đoán chính xác nhất sẽ giúp trẻ và gia đình thực hiện các biện pháp cần thiết, góp phần giảm bớt các tác động về mặt xã hội, cảm xúc và tâm lý của hội chứng ruột kích thích (IBS) trong thời gian còn nhỏ.

Các câu hỏi thường gặp khi gia đình có trẻ em mắc IBS

Dưới đây, chúng tôi liệt kê một số câu hỏi phổ biến liên quan đến IBS ở trẻ em.

Làm sao tôi biết con tôi có bị IBS hay không?

Cha mẹ hoặc người chăm sóc chỉ có thể biết liệu trẻ có mắc IBS hay không bằng cách ghi lại các triệu chứng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tiêu hóa để được thăm khám kỹ lưỡng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

+ Các cơn đau thượng vị tái phát

+ Sự thay đổi đột ngột trong thói quen đại tiện của trẻ

+ Co thắt, đầy hơi, chướng bụng

+ Buồn nôn

+ Muốn đi tiêu ngay lập tức

+ Thay đổi thói quen ăn uống

Nên làm gì với trẻ bị IBS?

Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc trước khi cho con mình uống thuốc giảm đau, phải gặp bác sĩ để có thể có lời khuyên phù hợp nhất.

Bác sĩ chẩn đoán IBS cho trẻ ở độ tuổi nào?

Các bác sĩ chẩn đoán IBS khi trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn IBS ở trẻ em. Không cần giới hạn độ tuổi. Nếu con có các triệu chứng IBS, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ để khám, bất kể trẻ ở độ tuổi nào.

Kết luận

IBS ở trẻ em có thể là một vấn đề y tế nghiêm trọng về nhiều mặt. Bác sĩ nên thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết để chẩn đoán IBS cho trẻ. Điều này có thể bao gồm kiểm tra tổng thể, phân tích mẫu phân, nước tiểu, xét nghiệm test thở hydro, siêu âm, nội soi nếu cần.

Tình trạng này tương tự như IBS ở người lớn, nhưng trẻ em chủ yếu bị đau bụng. Các lựa chọn điều trị khác nhau và mỗi cha mẹ nên làm theo chỉ định của bác sĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các biện pháp khắc phục hội chứng ruột kích thích (IBS) tại nhà cực kỳ hiệu quả

Thực phẩm nên ăn khi mắc Hội chứng ruột kích thích IBS

5 dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích IBS

Bật mí cách xoa bụng chữa đầy hơi cực hiệu quả

Yhocvn.net (Lược dịch theo medicalnewstoday)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook