Thứ Bảy, 06/01/2024 | 13:41

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Song song với việc sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, các biện pháp khắc phục tại nhà như chế độ ăn kiêng, giảm căng thẳng cũng mang lại những kết quả tích cực.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra một số vấn đề khó chịu như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ngay sau khi ăn, rối loạn tiêu hóa, trung tiện liên tục khó kiểm soát… khiến chủ nhân cảm thấy xấu hổ. Để giảm thiểu những tác động trên người bệnh cần điều chỉnh lối sống và tìm các biện pháp phù hợp khắc phục tại nhà, tạo thói quen để hạn chế bị tác động nơi đông người.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục có thể cải thiện các triệu chứng IBS. Theo đánh giá nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể mang lại lợi ích cho những người mắc IBS. Sau một năm – năm 2019 một nghiên cứu tiếp theo cũng cho thấy  kết quả tương tự. Khi tập thể dục (bình thường, tập trên máy) hoặc chạy bộ trong 6 tuần giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những phụ nữ mắc IBS ở thể nhẹ và trung bình. Do đó, hãy bắt đầu tập thể dục và tăng dần cường độ, thời gian. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị thời gian tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần, 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để vừa đảm bảo sức khỏe vừa mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

Giảm stress

Kết quả nghiên cứu khoa học trong năm 2019 cho thấy giảm căng thẳng trong cuộc sống dẫn đến giảm các triệu chứng cũng như nguy cơ mắc IBS. Khi làm chủ được cảm xúc kết hợp với các kỹ thuật thư giãn sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho những người đang sống chung với IBS. Tiếp năm sau đó, năm 2020 kết quả việc tham gia các lớp học giảm stress dựa trên chánh niệm kéo dài trong 2 tháng liên tục có thể cải thiện các triệu chứng tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Việc tập chánh niệm được áp dụng trong thiền định hoặc đi dạo trong tâm thái tĩnh tại, thả lỏng hoàn toàn để suy ngẫm về trạng thái thể chất và cảm xúc hiện tại của bản thân.

Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có trong các loại rau củ quả là một hỗn hợp cần thiết cho bộ máy tiêu hóa, do đó cần  tăng lượng chất xơ lên 2 đến 3 gam/ngày để ngăn ngừa các triệu chứng. Chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như đậu, yến mạch và trái cây. Chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc nguyên hạt và rau quả. Theo các chuyên gia cần ưu tiên chất xơ hòa tan vì sẽ tốt hơn cho những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) giúp hạn chế tình trạng táo bón…

Cuối cùng hãy thử men vi sinh cung cấp các loại vi khuẩn “tốt” và các vi sinh vật có lợi khác có trong ruột có thể giúp ích cho hội chứng ruột kích thích (IBS). Lưu ý tránh xa các sản phẩm từ sữa và một số thực phẩm (FODMAP) có thể khiến các vấn đề về đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn như đậu, bắp cải, súp lơ, tỏi, rượu bia, sô cô la…

Song hành với những phương pháp trên cần duy trì khám sức khỏe đường tiêu hóa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, xét nghiệm test hơi thở Hydro, nói không với stress… giúp giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng cường sức khỏe toàn thân. Đối với một số trường hợp đặc biệt hãy chia sẻ với cộng đồng những người mắc căn bệnh này để tìm hiểu những gì đã và sẽ trải qua trong thời gian tới, cùng thấu hiểu và sát cánh trên hành trình điều trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hội chứng ruột kích thích: Kinh nghiệm điều trị của chuyên gia tiêu hóa bệnh viện Norwalk

5 dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích IBS

Vì sao tỷ lệ nữ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cao hơn nam

Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

Top các loại thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook