Thứ Năm, 18/01/2024 | 15:57

Ở trẻ bị khó tiêu hoặc đau bụng đôi khi là điều bình thường nhưng nếu tình trạng này tái phát và xảy ra thường xuyên thì nên đưa trẻ đi khám bệnh. Ngày nay, với chế độ ăn uống không lành mạnh mà phần lớn trẻ em đều gặp, với tất cả đồ ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn mà trẻ ăn, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Điều rất quan trọng là trẻ em phải nhận được chất dinh dưỡng, vitamin từ mỗi nhóm thực phẩm và với số lượng phù hợp. Có một số chứng rối loạn tiêu hóa được phát hiện ở trẻ em và có các triệu chứng như: buồn nôn, đau dạ dày, nôn mửa, mất nước và tiêu chảy.

Một số căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em:

+ Bệnh viêm ruột (IBD): rối loạn này chủ yếu xảy ra ở trẻ lớn hơn ở tuổi thiếu niên. Có hai loại IBD đó là:

+ Viêm loét đại tràng: tình trạng này xảy ra do viêm, loét ở niêm mạc đại tràng

+  Bệnh Crohn, tất cả các bộ phận của đường tiêu hóa đều có thể bị ảnh hưởng.

IBD trì hoãn tuổi dậy thì và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số triệu chứng nhỏ của IBD bao gồm phân có máu, ỉa chảy và đau bụng. Một số triệu chứng kết hợp là đau khớp, kích ứng ở mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương yếu dễ gãy. Phương pháp điều trị thường được các bác sĩ khuyên dùng là chế độ ăn thay thế lành mạnh và bổ dưỡng hơn, kèm theo một số loại thuốc uống. Điều này sẽ đảm bảo rằng các triệu chứng sẽ biến mất và cũng sẽ ngăn tái phát.

+ Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (EGID): đây là rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất được tìm thấy ở trẻ em. Nguyên nhân là do sự dư thừa của các tế bào bạch cầu được tìm thấy trong đường tiêu hóa gây viêm và sưng dẫn đến đau và khó chịu. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho EGID nhưng các bác sĩ có thể khuyên dùng steroid để giúp giảm số lượng bạch cầu. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể phải sử dụng dịch truyền dinh dưỡng.

+ Bệnh celiac: rối loạn này được tìm thấy ở trẻ em có phản ứng tiêu cực với gluten. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nói cách khác, trẻ mắc chứng rối loạn này bị dị ứng với gluten và do đó không thể ăn thức ăn có bột mì. Trong bệnh celiac, ruột non bị tổn thương, ngăn cơ thể hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ thực phẩm. Cách điều trị tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn của trẻ. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn mà còn giúp chữa lành mọi tổn thương bên trong trước đó do gluten gây ra.

+ Xoắn ruột non: đây là một rối loạn rất nguy hiểm cần được chẩn đoán ngay lập tức. Nó xảy ra khi ruột của trẻ bị xoắn và tự bó lại, dẫn đến tắc nghẽn phân gây táo bón. Trong một số trường hợp nặng, thiếu máu cấp ở ruột. Phương pháp điều trị duy nhất hiện có là phẫu thuật. Những đứa trẻ đã được phẫu thuật hiện đang có cuộc sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.

+ Hội chứng ruột ngắn: một đứa trẻ mắc phải tình trạng này không có đủ ruột để hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn vì chúng bị thiếu một số đoạn ruột hoặc bị cắt bỏ. Nguyên nhân chính của hội chứng ruột ngắn là tổn thương ruột, tắc mạch máu khiến máu chảy chậm, lồng ruột, bệnh Crohn và cuối cùng là ung thư. Hội chứng ruột ngắn gây ra các vấn đề như mất nước, suy dinh dưỡng, trong trường hợp nghiêm trọng là sỏi thận. Tiêu chảy là triệu chứng chính của hội chứng ruột ngắn.

+ Lồng ruột: tình trạng này xảy ra khi một phần ruột gấp, chui vào phần khác. Thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây lồng ruột vẫn chưa được biết nhưng các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, bỏ ăn, sưng tấy, đau dữ dội và gây tắc ruột. Phẫu thuật là một lựa chọn điều trị khi trường hợp lồng ruột nặng nhưng rất hiếm khi xảy ra trường hợp đó. Thông thường, việc điều trị có thể được thực hiện thông qua thuốc xổ đơn giản là bơm khí hoặc chất lỏng để tháo lồng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Các loại men vi sinh có lợi cho tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay

Thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe đường ruột

Hội chứng ruột kích thích IBS: các yếu tố kích hoạt, chẩn đoán, điều trị

Yhocvn.net (Lược dịch theo apollocradle)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook