Thứ Bảy, 13/01/2024 | 11:44

Trong y khoa, bệnh Celiac là một bệnh lý miễn dịch mà người bệnh phản ứng tiêu cực với gluten, một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa, yến mạch, lúa mạch… Khi người bệnh tiêu thụ gluten, hệ thống miễn dịch tạo ra các tác nhân gây tổn thương niêm mạc ruột non, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Dưới đây là 9 dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Celiac.

1. Tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy, phân lỏng tái đi tái lại là triệu chứng đầu tiên mà nhiều người gặp phải trước khi được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy khoảng 43% người mắc bệnh Celiac là thể tiêu chảy.

Để giải quyết vấn đề trên, chế độ ăn không gluten giúp hạn chế nhiều triệu chứng của bệnh Celiac bao gồm cả tiêu chảy. Kết quả từ một số nghiên cứu về những người mắc bệnh Celiac khi áp dụng chế độ ăn không có gluten hiện tượng tiêu chảy giảm đáng kể so với những người không ăn. Do đó bệnh nhân Celiac cần tuân thủ chế độ ăn này.

2. Đầy hơi

Đầy hơi là một triệu chứng phổ biến khác mà những người mắc Celiac gặp phải. Nguyên nhân do Celiac có thể gây viêm đường tiêu hóa dẫn đến đầy hơi và một số vấn đề tiêu hóa khác. Kết quả nghiên cứu trên 85 người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh Celiac cho thấy khoảng 9% bị đầy hơi. Một nghiên cứu khác trên 130 trẻ em mắc bệnh Celiac tỷ lệ mắc khoảng 47% bị đầy hơi. Do đó người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn không có gluten để hạn chế tình trạng đầy hơi, cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Mệt mỏi

Mệt mỏi, stress là một trong các triệu chứng cơ năng điển hình ở những người mắc bệnh Celiac.  Nguyên nhân do người mắc bệnh gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, ngủ ít, ngủ trằn trọc, không ngon giấc… Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ được cải thiện sau khi tuân thủ chế độ ăn không có gluten và duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày.

4. Giảm cân

Trọng lượng cơ thể giảm nhanh không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu ban đầu của bệnh Celiac. Điều này xảy ra do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bị suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân. Kết quả một nghiên cứu cho thấy gần 29% trẻ em mắc bệnh Celiac có trọng lượng cơ thể thấp và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp. Tuy nhiên khi áp dụng 1 năm tuân theo chế độ ăn không có gluten trọng lượng cơ thể và chỉ số BMI đã tăng lên đáng kể.

Tương tự, người cao tuổi mắc bệnh sẽ giảm cân đột ngột nhưng sau khi điều trị, chỉ số cân nặng trung bình đã tăng 17 pound (7,75 kg). Ngoài ra việc giảm cân không rõ nguyên nhân cũng có thể do bệnh tiểu đường, ung thư, trầm cảm hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

5. Thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh Celiac có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, một tình trạng dẫn đến thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt như thường xuyên thấy mệt mỏi, tức ngực, đau đầu, chóng mặt…

Theo kết quả một báo cáo khoa học cho thấy thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ khoảng 40% những người mắc bệnh Celiac. Một nghiên cứu khác trên 455 trẻ em mắc bệnh Celiac cho thấy 18% bị thiếu máu. Tuy nhiên tình trạng thiếu máu sẽ được giải quyết sau khi người bệnh tuân theo chế độ ăn không có gluten.

6. Táo bón

Trong khi bệnh có thể gây tiêu chảy thì ở một số bệnh nhân lại gặp tình trạng táo bón. Nguyên nhân do căn bệnh Celiac làm tổn thương nhung mao ruột. Khi thức ăn đi qua đường tiêu hóa, nhung mao ruột không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, hấp thụ độ ẩm từ phân. Điều này dẫn đến phân cứng khó đi gây táo bón. Ngoài ra các nguyên nhân như không tập thể dục, hoạt động thể chất, mất nước, chế độ ăn uống kém cũng có thể gây táo bón.

7. Kích thước bụng chướng phình to

Đối với trẻ em, bụng có thể phình to. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường ở con trẻ, cha mẹ cần đưa con đi khám để biết chính xác căn bệnh gặp phải và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ ngay từ giai đoạn đầu.

8. Trầm cảm

Bệnh Celiac còn dẫn đến các triệu chứng tâm lý đó là trầm cảm. Kết quả một đánh giá khoa học cho thấy lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi thường gặp ở những người mắc bệnh Celiac không được điều trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tuân thủ chế độ ăn kiêng. Nguyên nhân tiềm ẩn trầm cảm bao gồm: thay đổi nồng độ hormone, căng thẳng, do di truyền học…

9. Phát ban, ngứa

Bệnh Celiac có thể gây viêm da dạng herpes. Loại phát ban này gây ngứa, phồng rộp ở khuỷu tay, đầu gối hoặc mông. Thống kê cho thấy khoảng 17% những người mắc bệnh Celiac bị phát ban này và đó là một trong những triệu chứng quan trọng để nhận biết và chẩn đoán bệnh.

Lời kết

Đến thời điểm hiện tại, y học thế giới vẫn chưa tìm ra được giải pháp giúp ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh Celiac. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo những người trong gia đình có người thân mắc bệnh Celiac cần tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ từ các nguồn như rau củ, trái cây, ngũ cốc không chứa gluten để làm giảm các nguy cơ phát triển bệnh. Ngoài ra cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần & giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các triệu chứng tiêu hóa không bao giờ được bỏ qua

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em (IBS): những điều cha mẹ cần biết

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Celiac hiện nay

Bệnh Celiac, ruối loạn tự miễn với gluten trong lúa mỳ

Cách vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook