Thứ Ba, 17/12/2019 | 11:07

Bào ngư là loài động vật thân bụng hai mảnh, chân mềm sinh sống chủ yếu ở vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn khoảng 2 – 3%. Bào ngư không chỉ là món ăn ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý có công dụng chữa các bệnh như: bổ tim an thần, sốt nóng, ho khan, suy nhược cơ thể, bệnh tiểu đường,…

Theo Đông y, bào ngư có vị mặn, tính bình vào kinh can, thịt bào ngư cam hàm bình vào can thận. Bào ngư tác dụng bình can, ích tinh, bổ âm tăng khí, minh mục có thể giúp người ăn sáng mắt, tăng sinh lực cho nam giới và ổn định đường huyết cho những người bị cao huyết áp, chống suy nhược cơ thể, bổ thận, bồi bổ khí huyết, các bệnh khó tiêu, viêm khí phế quản cấp mạn tính, lao phổi, ho gà (âm hư, nội nhiệt, phế hư…), kinh nguyệt không đều, huyết trắng, táo bón,…

Vỏ của bào ngư được bào chế ra lọại thuốc có tên gọi là thạch quyết minh có tác dụng điều trị các bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, hạ hỏa, đau mắt đỏ.

Bào ngư chứa nhiều vitamin, axit amin, khoáng chất và cực kỳ ít các chất béo. Theo các nhà dinh dưỡng cho biết cứ 100 gram bào ngư sẽ bao gồm: calo 105 kcal, carbohydrate 6 g, chất béo 0,8 g, chất béo bão hòa  0,1 g, axit béo Omega – 3 90 mg, axit béo Omega – 6 7 mg, chất đạm 17,1 g, vitamin A 2 mcg RAE, vitamin B5 3 mg, vitamin E  4 mg, vitamin B6 0,2 mg, vitamin C 2,0 mg, vitamin K 23 mcg, vitamin B12 0,7 mcg, thiamin  0,2 mg, niacin 1,5 mg, folate 5 mcg, riboflavin 0,1 mg, selen 44,8 mcg, phosporus 190 mg, natri  301 mg, sắt 3,2 mg, magiê 48 mg, đồng 0,2 mg, kali 250 mg, canxi 31 mg, kẽm 0,8 mg.

Hướng dẫn cách sơ chế bào ngư: khô, tươi, đông lạnh

Bào ngư là một hải sản cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Hầu hết các sản phẩm bào ngư được bày bán ở dạng tươi, sấy khô và đông lạnh.

Sơ chế bào ngư tươi:

Bào ngư tươi là loại bào ngư được đánh bắt trực tiếp từ biển được đem đi ướp lớp đá lạnh mỏng và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Bào ngư tươi khá dễ dàng chế biến. Bạn chỉ cần tách phần thịt bào ngư ra khỏi vỏ và loại bỏ ruột, rửa sạch lại với nước một lần nữa là có thể đem đi chế biến.

Sơ chế bào ngư đông lạnh:

Bào ngư đông lạnh là loại bào  ngư được đánh bắt và cho ngay vào các thùng và rải lớp đá lạnh lên bào ngư, nhiệt độ lạnh trong thùng sẽ giúp bảo quản độ tươi của bào ngư. Sơ chế bào ngư đông lạnh khá đơn giản bạn chỉ cần để bào ngư rã đông tự nhiên sau đó sơ chế tiếp như bào ngư tươi, loại bỏ ruột bào ngư cuối cùng rửa lại với nước cho sạch là đã có thể đem đi chế biến.

Sơ chế bào ngư sấy khô:

Bào ngư sấy khô là những con bào ngư được đánh bắt rồi phơi khô để nhằm bảo quản lâu hơn và có thể dễ dàng vận chuyển đến các vùng khác nhau. Bào ngư tuy được phơi khô nhưng vẫn giữ nguyên được các dưỡng chất bổ.

Trước khi mang bào ngư khô đi chế biến bạn cần làm mềm bào ngư bằng cách ngâm bào ngư vào nước khoảng 15 phút. Sau khi bào ngư mềm vớt ra rửa sạch lại với nước rồi đem hấp chín. Như vậy bào ngư trở lại trạng thái gần như ban đầu trước khi sấy khô và dễ dàng chế biến nhiều món ăn khác nhau.

Một số bài thuốc hay từ bào ngư

Chứng bệnh phần dương trong gan bốc lên sinh ra chóng mặt, hoa mắt…

Nguyên liệu: bào ngư 16g, sinh địa 16g, mẫu lệ 16g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống.

Ung thư phổi, lao phổi, sốt nóng dài ngày

Nguyên liệu: Bào ngư khô 20g, hạt sen 20g, thịt lợn nạc 100g.

Thực hiện: Bào ngư khô ngâm rửa thái lát, hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, thịt lợn thái lát, thêm nước gia vị nấu hầm nhừ, ăn nóng thường ngày.

Bổ khí huyết, hạ huyết áp

Nguyên liệu: Bào ngư 50g, tỏi, hành tím, sò huyết 7,5g, sơ tra 7,5g, 400ml nước luộc gà.

Thực hiện: Bào ngư 50g xào với 5g tỏi, 5g hành rồi nấu chín với 7,5g sò huyết, 7,5g sơn tra và 400ml nước luộc gà. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày

Sốt nóng, ho khan, suy nhược cơ thể, bệnh tiểu đường

Nguyên liệu: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc

Thực hiện: Bào ngư khô sau khi sơ chế thái miếng nhỏ. Tôm nõn hoặc thịt nạc xào sơ qua với hành cho thơm cho thêm nước đun sôi. Khi nước sôi cho thêm củ cải, cà rốt bào ngư khô đun sôi nấu thành dạng súp. Ăn trong ngày hoặc cách 2 – 3 ngày 1 lần.

Đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về tối

Nguyên liệu: Vỏ bào ngư, cỏ tháp bút, táo tàu, gừng.

Thực hiện: Vỏ bào ngư và cỏ tháp bút (mộc tặc) lượng bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước có pha 3 lát gừng và một quả táo tàu giã nhuyễn, ngày 2 lần.

Hoặc vỏ bào ngư, cúc hoa vàng, cam thảo, lượng 3 thứ bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4g với nước ấm, dùng hai lần.

Quáng gà:

Nguyên liệu: Vỏ bào ngư sơn thù 16g, sơn dược 16g, cúc hoa, bạch thược, kỷ tử, trạch tả, phục linh, đơn bì, thục địa mỗi thứ 12g

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên uống. Mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Bệnh mắt mờ côm, bệnh về mắt do nóng trong gan

Nguyên liệu: Bào ngư 16g, xà thoái 3g, cam thảo 3g, câu kỷ tử 12g, mộc tặc 12g, tang diệp 12g, cúc hoa trắng 8g, thương truật 8g, kinh giới 8g, toàn phúc hoa 8g, cốc tinh thảo 12g.

Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc uống hoặc nghiền thành bột, uống sau khi ăn, uống với nước đun sôi còn ấm.

Đục thủy tinh thể

Nguyên liệu: Vỏ bào gnuw 30g, huyền hồ phấn 10g, thuyền thoái 15g, xác rắn lột 15g, đại hoàng 5g.

Thực hiện: Đem tất cả những nguyên liệu trên sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Bệnh đái tháo đường

Nguyên liệu: Bào ngư khô 25g, củ cải

Thực hiện: Bào ngư khô ngâm với nước cho mềm thái miếng vừa ăn, củ cải gọt vỏ thái miếng. Cho củ cải, bào ngư nấu chính dạng canh ăn cách ngày.

Phụ nữ bế kinh, sau đẻ ít sữa

Nguyên liệu: Bào ngư 2 con, hành 2 củ

Thực hiện: Bào ngư làm sạch, thêm hành và gia vị, nấu nhừ. Ăn một đợt 7 – 10 ngày.

Những người tuyệt đối không sử dụng bào ngư

Những người tỳ vị hư hàn, không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng bào ngư.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Củ niễng: Vị thuốc quý trong Đông y

+ Một số món ăn, bài thuốc quý từ chim cu gáy

+ Những bài thuốc đông y chữa nấc cụt hiệu quả

+ Thuốc nam trị thấp khớp

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook