Thứ Sáu, 16/09/2016 | 09:30

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, có một đặc trưng riêng là mùa nước nổi. Khi đó, mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông Mê Kông tăng cao từ thượng nguồn, theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta gây ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng… Mặc dù là tình trạng lũ lụt, nhưng đây lại không phải là thiên tai đối với khu vực này. Mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch) hằng năm, đem lại một nguồn lợi thủy sản dồi dào và cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, lũ lụt cũng gây ra thiệt hại không nhỏ về người và của.

Một trong số đó là tình trạng đuối nước gia tăng, đặc biệt ở trẻ em. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có trên 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Con số này cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao, mặc dù đã giảm đi một nửa so với giai đoạn từ năm 2001- 2010.

Nguyên nhân đuối nước:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn do phụ huynh chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi trẻ. Theo UNICEF, ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết trẻ tử vong do đuối nước đều dưới 5 tuổi và thường do bị ngã xuống nước từ trên nhà, trên thuyền hoặc cầu tàu. Thậm chí, chỉ vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ có thể bị ngã vào lu, khạp, bể chứa nước không có nắp đậy kín ngay ở trong nhà, dẫn tới đuối nước.

Biểu hiện của đuối nước:

Đuối nước là tình trạng ngạt do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải khẩn trương trong vòng 1-4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước.

Làm gì khi thấy người bị đuối nước:

Khi thấy trẻ bị rơi xuống nước hay đang vùng vẫy trong làn nước, chúng ta cần nhanh chóng hô to: “Bà con ơi, cứu người đuối nước?”, đồng thời nhanh chóng làm như sau:

– Nhìn xung quanh hiện trường tìm kiếm những vật nổi như phao, mảnh gỗ, can nhựa… cho nạn nhân bám vào.

– Dùng sào dài hoặc quăng dây thừng (nếu có sẵn) hoặc dây tự tạo (bằng cách nối nhiều quần áo, khăn…) cho nạn nhân bám để kéo vào bờ.

– Việc cứu nạn cũng sẽ dễ dàng hơn nếu có sẵn phao cứu sinh, xuồng, ghe… tại chỗ.

Không nên nhảy xuống nước khi:

– Không biết bơi;

– Không biết cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ, vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hốt hoảng, giẫy giụa nên có thể túm chặt và làm cho người cứu nạn cũng bị chìm xuống theo.

Nguy cơ đuối nước trong mùa lũ lụt, cách xử trí và các biện pháp dự phòng đuối nước (chết đuối)

Cách cứu nạn nhân bị đuối nước

Trường hợp trẻ em bị đuối nước trên cạn (ngã vào lu, khạp đựng nước) hoặc ở những chỗ nước cạn (rãnh nước, chỗ nước nông…) cần nhanh chóng nâng mặt của trẻ ra khỏi nước, đồng thời đưa đến chỗ an toàn để sơ cứu.

Tiến hành sơ cứu:

– Nếu trẻ còn tỉnh táo thì đặt nằm đầu thấp, nghiêng một bên; kiểm tra và lấy dị vật ở trong miệng (bùn, đất…) nếu có; sau đó ủ ấm, trấn an tinh thần và chuyển trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất.

– Nếu trẻ bất tỉnh, tím tái, không tự thở, tim ngừng đập và không có bất cứ phản xạ nào thì phải khẩn trương:

+Dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng-miệng.

+ Ép tim ngoài lồng ngực đối với trẻ dưới 1 tuổi: dùng 2 ngón tay ấn vào vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay; còn với trẻ từ 1-8 tuổi thì dùng 1 bàn tay, với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn thì dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay về phía ngực trái.

+ Nếu chỉ có một người sơ cứu: ấn tim ngoài lồng ngực 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại chu kỳ 30 lần ấn tim – 2 lần thổi ngạt.

+ Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim, một người thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Không nên dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, vì hành động này làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân. Cần nhớ rằng thực ra nước ở trong phổi không nhiều như ta nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi nạn nhân thở trở lại.

Nguy cơ đuối nước trong mùa lũ lụt, cách xử trí và các biện pháp dự phòng đuối nước (chết đuối)

Nguy cơ đuối nước trong mùa lũ lụt, cách xử trí và các biện pháp dự phòng đuối nước (chết đuối)
Nhãn

Phòng tránh đuối nước cho trẻ em:

– Tại mỗi gia đình:

+ Chuẩn bị sẵn sàng phao cứu sinh, dây thừng, ca nô, ghe xuồng cứu hộ; các dụng cụ sơ cấp cứu cá nhân tại gia đình… để ứng phó kịp thời khi có người bị đuối nước.

+ Trẻ nhỏ luôn luôn phải có người lớn trông nom trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, kênh rạch, những chỗ có cắm biển báo nguy hiểm; nghiêm cấm trẻ không được tự đi bơi khi không có người lớn đi kèm; dạy trẻ học bơi và các kỹ thuật an toàn để bảo vệ khi bơi; hướng dẫn cho trẻ cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước.

+ Các thành viên gia đình cần biết rõ các biện pháp sơ cứu và hồi sức.

+ Tạo môi trường an toàn ở xung quanh trẻ: làm rào chắn ngăn cách ao nước, hố nước, rãnh nước quanh nhà ở hoặc nơi công cộng; làm nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình; làm cửa chắn, hàng rào, cổng đi ngăn cách khu vực trẻ thường chơi đùa với những nơi có nguy cơ gây ra đuối nước.

– Tại cộng đồng:

+ Chính quyền địa phương cần có quy hoạch hệ thống giáo thông đường thủy; làm tốt công tác dự báo thủy văn, và có các hướng dẫn người dân về an toàn trong môi trường nước, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiệngiao thôngđường thủy như mặc áo phao.

+ Tổ chức các điểm trông giữ trẻ trong mùa nước nổi, trong khi cha mẹ trẻ đi làm;

+ Tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu nạn cho trẻ.

Thông điệp: Mùa nước nổi, hãy dạy trẻ bơi, để mắt không rời khi trẻ nô giỡn,phương tiện cứu hộ khi có bất ổn, sẵn sàng ứng phó khi đuối nước xảy ra.

Câu hỏi – trả lời

1) Cách phòng tranh tai nạn đuối nước cho người dân, đặc biệt là trẻ em tại vùng bị lũ lụt?

– Tại mỗi gia đình:

+ Chuẩn bị sẵn sàng phao cứu sinh, dây thừng, ca nô, ghe xuồng cứu hộ; các dụng cụ sơ cấp cứu cá nhân tại gia đình… để ứng phó kịp thời khi có người bị đuối nước.

+ Trẻ nhỏ luôn luôn phải có người lớn trông nom trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, kênh rạch, những chỗ có cắm biển báo nguy hiểm; nghiêm cấm trẻ không được tự đi bơi khi không có người lớn đi kèm; dạy trẻ học bơi và các kỹ thuật an toàn để bảo vệ khi bơi; hướng dẫn cho trẻ cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước.

+ Các thành viên gia đình cần biết rõ các biện pháp sơ cứu và hồi sức.

+ Tạo môi trường an toàn ở xung quanh trẻ: làm rào chắn ngăn cách ao nước, hố nước, rãnh nước quanh nhà ở hoặc nơi công cộng; làm nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình; làm cửa chắn, hàng rào, cổng đi ngăn cách khu vực trẻ thường chơi đùa với những nơi có nguy cơ gây ra đuối nước.

– Tại cộng đồng:

+ Chính quyền địa phương cần có quy hoạch hệ thống giáo thông đường thủy; làm tốt công tác dự báo thủy văn, và có các hướng dẫn người dân về an toàn trong môi trường nước, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiệngiao thôngđường thủy như mặc áo phao.

+ Tổ chức các điểm trông giữ trẻ trong mùa nước nổi, trong khi cha mẹ trẻ đi làm;

+ Tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu nạn cho trẻ.

2) Bạn cần làm gì khi thấy một người bị rơi xuống nước?

Khi thấy trẻ bị rơi xuống nước hay đang vùng vẫy trong làn nước, chúng ta cần nhanh chóng hô to: “Bà con ơi, cứu người đuối nước?”, đồng thời nhanh chóng làm như sau:

– Nhìn xung quanh hiện trường tìm kiếm những vật nổi như phao, mảnh gỗ, can nhựa… cho nạn nhân bám vào.

– Dùng sào dài hoặc quăng dây thừng (nếu có sẵn) hoặc dây tự tạo (bằng cách nối nhiều quần áo, khăn…) cho nạn nhân bám để kéo vào bờ.

– Khi người cứu nạn bơi ra tiếp cận được với nạn nhân, nếu nạn nhân tỉnh táo, còn bình tĩnh và có khả năng bơi được một chút, hãy trấn an, động viên nạn nhân bám vào vai người cứu nạn và bơi sấp để đưa nạn nhân vào bờ.

– Việc cứu nạn cũng sẽ dễ dàng hơn nếu có sẵn phao cứu sinh, xuồng, ghe… tại chỗ.

Không nên nhảy xuống nước khi:

– Không biết bơi;

– Không biết cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ, vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hốt hoảng, giẫy giụa nên có thể túm chặt và làm cho người cứu nạn cũng bị chìm xuống theo. Trường hợp bị nạn nhân ôm bám quá chặt, người cứu nạn cần bình tĩnh luồn ra khỏi nạn nhân bằng cách tát mạnh hoặc lặn sâu xuống cho nạn nhân buông ra sau đó tìm cách kéo nạn nhân vào bờ bằng cách kéo tóc, đẩy chân, hoặc bơi ngửa phía sau một tay đỡ nạn nhân phía trước.

Trường hợp trẻ em bị đuối nước trên cạn (ngã vào lu, khạp đựng nước) hoặc ở những chỗ nước cạn (rãnh nước, chỗ nước nông…) cần nhanh chóng làm thông thoáng đường thở của trẻ bằng cách nâng mặt trẻ ra khỏi nước, đồng thời đưa đến chỗ an toàn để tiến hành sơ cứu tiếp theo, tùy theo mức độ tổn thương của nạn nhân mà có biện pháp thích hợp cụ thể (xem thêm phần Cách sơ cứu cho nạn nhân đuối nước).

3) Cách sơ cứu cho nạn nhân đuối nước?

Sau khi nạn nhân bị đuối nước, đặc biệt là trẻ em được cứu vớt và đưa lên bờ an toàn, nếu trẻ còn tỉnh táo thì nên:

-Đặt trẻ nằm với vị trí đầu thấp, nghiêng sang một bên;

– Kiểm tra và lấy dị vật ở trong miệng (bùn, đất…) nếu có;

– Sau đó ủ ấm cho trẻ, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Nếu trẻ đã bất tỉnh, tím tái, không thể tự thở (quan sát thấy lồng ngực trẻ không di động), tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải tiến hành ngay phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực:

– Khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

-Ép tim ngoài lồng ngực: ấn vào vùng nửa dưới xương ức, cụ thể như sau:

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Người cấp cứu cần dùng 2 ngón tay cái ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

+ Đối với trẻ từ 1-8 tuổi thì dùng 1 bàn tay, với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn thì dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay.

Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.

Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi bị đuối nước, nếu nạn nhân đượcsơ cứukịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Vì vậy, biết cách xử trí cấp cứu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng. Không nên dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, vì hành động này làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân. Cần nhớ rằng thực ra nước ở trong phổi không nhiều như ta nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi nạn nhân thở trở lại.

Tài liệu tham khảo

Nội dung:

– Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 5/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em giai đoạn 2016-2020”.

– Trang web của Bộ Y tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Báo Sức khỏe và Đời sống

Hình minh họa: Internet

Đặng Phương Liên

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook