Ho gà là một trong các bệnh dễ lây lan khiến nhiều người chết nhất trong số các loại bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Tuy rằng một vài năm năm nay, bệnh đã không còn xuất hiện phổ biến, thế nhưng, trước tình trạng không được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, Bệnh Viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai đã phải đón nhận nhiều ca suy hô hấp nguy kịch ở trẻ do ho gà dai dẳng…
Ho gà là gì?
Ho gà rất dễ lây lan qua đường hô hấp.
Ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp hoặc để lại những biến chứng nặng dẫn đến viêm não.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó, vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Triệu chứng bệnh ho gà
Những cơn ho kéo dài có thể khiến trẻ chảy nước mắt, nước mũi.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng ho nhẹ. Sau 7-10 ngày, ho sẽ nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này, trẻ có những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi không ngừng đến nôn ọe, khiến người bệnh bị chảy nước mắt, nước mũi. Sau cơn ho sẽ làm trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp, bệnh nhân có thể chết vì bị ngẹt thở. Cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít, xuất hiện nhiều đờm dãi.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ho gà thường rất nặng nề. Nhiều bệnh nhi ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ ho gà bị chết là do suy hô hấp, không đủ ôxy. Ngoài ra, ho gà còn có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não… nếu không được điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh ho gà
Bệnh không để lại biến chứng nếu trẻ được điều trị kịp thời và sẽ hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng gì đặc biệt ở đường hô hấp sau này. Hơn nữa, nếu điều trị sớm trong 7 ngày đầu sẽ giảm tần số cơn ho và giảm nguy cơ lây lan. Với trẻ lớn bị ho gà và không có biến chứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường phải nằm điều trị nội trú trong bệnh viện.
Cần lưu ý, những bệnh nhân ho gà cần được điều trị cách ly, tránh tiếp xúc với nhiều người để giảm nguy cơ lây bệnh. Trong thời gian điều trị, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trẻ uống nước, bú, ăn cháo… không nên cho trẻ ăn quá nhanh để tránh bị sặc.
Ngoài ra, với những người không mắc ho gà (dù ở lứa tuổi nào, đã hay chưa tiêm chủng ngừa vắc-xin) nhưng phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân ho gà sẽ được chỉ định điều trị dự phòng bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế tiếp xúc tối đa với bệnh nhân ít nhất là trong 7 ngày đầu bệnh khởi phát.
Phòng bệnh ho gà
Tiêm chủng vắc-xin là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Ho gà có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng cách tiêm chủng. Cho trẻ tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch tiêm sẽ có khả năng phòng bệnh rất lớn đến 90%. Nếu chưa chủng ngừa đủ 3 mũi thì khả năng ngừa bệnh sẽ yếu hơn hoặc nếu trẻ có mắc bệnh thì sẽ nặng hơn những trẻ đã tiêm chủng.
Ho gà là bệnh rất dễ lây lan, thậm chí lây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi. Do vậy, khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay. Không nên có quan niệm ho gà phải kéo dài đủ 3 tháng 10 ngày sẽ tự hết mà không phải điều trị. Được điều trị càng sớm, trẻ càng ít có nguy cơ bị biến chứng.
* Lịch trình tiêm chủng cho trẻ
Tuổi | HBV | Tet | Diph | Pert | Polio | HIB | Pnm* | ROT | MMR | Men | Var | Flu |
Mới sinh | x | |||||||||||
2 tháng | x | x | x | x | x | x | x | x | ||||
4 tháng | x | x | x | x | x | x | x | x | ||||
6 tháng | x | x | x | x | x | x | x | |||||
12 tháng | x | x | ||||||||||
18 tháng | x | |||||||||||
4 tuổi | x | x | x | x | x |
Ghi chú
HBV: Viêm gan siêu vi B
Tet: Bệnh uốn ván
Diph: Bệnh bạch hầu
Pert: Bệnh ho gà
Polio: Bệnh viêm tủy xám
HIB: Viêm màng não do Hemophilus influenzae B
Pnm* (loại 7vPCV): Viêm màng não do Pneumococcus (trẻ em)
Pnm* (loại 23vPPV): Viêm phổi do Pneumococcus (người lớn tuổi)
ROT: Tiêu chảy do Rotavirus
MMR: Bệnh sởi, quai bị và sởi
Men: Viêm màng não do Meningococcus
Var: Bệnh thủy đậu
Flu: Bệnh cúm.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Giải pháp phòng bệnh ho gà lây lan trong cộng đồng
+ Chữa ho cho trẻ với các bài thuốc dân gian
+ Bà mẹ kêu gọi đừng ‘anti’ văcxin sau khi con suýt chết do ho gà
Chưa có bình luận.