Thứ Bảy, 02/12/2023 | 14:57

Ho gà là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bệnh thường diễn tiến nhanh, gây biến chứng với tỷ lệ tử vong cao. Hơn hai thập niên qua, chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia tại Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, bệnh sởi, ho gà… ngăn chặn nhiều ca tử vong ở trẻ do các bệnh bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván…Tuy nhiên những tháng cuối năm 2023 thành phố Hà Nội đã xuất hiện 1 ca mắc bệnh ho gà, nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. Vậy nguyên nhân gây bệnh? Cần giải pháp gì để ngăn chặn bệnh tái diễn?

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh ho gà do vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh.

Ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thống kê cho thấy có hơn 90% số ca mắc bệnh là trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản gồm bãi liệt, uốn ván, ho gà. Các chuyên gia cho biết những trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng nguy hiểm do đó tiêm phòng là biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh.

Bệnh ho gà tiến triển qua hai giai đoạn gồm ủ bệnh và khởi phát. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày) tuy nhiên không xuất hiện triệu chứng gì.  Giai đoạn viêm long đường hô hấp  kéo dài từ 1-2 tuần và xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng , hắt hơi, ho nặng thành cơn…

Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1-6 tuần, cá biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với biểu hiện điển hình gồm ho rũ rượi, ho thành từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 phút, ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Những cơn ho liên tục khiến trẻ yếu dần, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi, như ngừng thở do thiếu oxy…Thở rít vào xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít như tiếng gà. Cơn ho kết thúc khi khạc đờm trắng, màu trong, dính đây chính là nguồn lây bệnh. Sau các cơn ho trẻ sẽ mệt, thở nhanh kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.

Hai tuần đầu tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày sau đó giảm dần. Ở một số trẻ nếu không được điều trị các cơn ho có thể kéo dài trên 3 tuần. Giai đoạn phục hồi trẻ hết sốt, các cơn ho ít dần. Tuy nhiên sau đó nhiều tháng ho có thể tái lại gây viêm phổi.

Giải pháp phòng bệnh ho gà

Để phòng bệnh ho gà, chuyên gia khuyến cáo các gia đình cần hướng dẫn trẻ phương pháp rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi & giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời gian quy định các mũi tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi theo chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng bệnh.

Song song với việc làm trên các lớp học, nhà trẻ cần luôn thông thoáng, sạch sẽ…Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Dấu hiệu, điều trị và phòng bệnh bệnh ho gà

+ Bà mẹ kêu gọi đừng ‘anti’ văcxin sau khi con suýt chết do ho gà

+ Chữa ho cho trẻ với các bài thuốc dân gian
+ Nhiều em bé ở Sài Gòn mắc bệnh ho gà

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook