Ung thư miệng
Ung thư miệng là loại ung thư nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở độ tuổi sau 40 và nhiều nhất là ở lứa tuổi 60 – 70.
Đáng ngạc nhiên hơn, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư miệng trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng mà nguyên nhân được cho là do lối sống, sinh hoạt của con người.
Vậy, những dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng? Phương pháp phòng bệnh ung thư miệng?
Cơ chế gây bệnh ung thư miệng
Ung thư miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng như môi, lưỡi, má trong, sàn miệng, vòm miệng, các xoang miệng và họng.
Bệnh ung thư miệng
Ung thư miệng thường dẫn đến di căn hạch cổ. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn hai), bệnh nhân chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong vòng 5 năm.
Nguyên nhân gây ung thư miệng
Do thuốc lá và rượu
Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư miệng là thuốc lá và rượu.Hút thuốc lá và uống rượu trong một thời gian dài khiến cho niêm mạc miệng luôn bị kích thích. Là nguyên nhân dẫn đến ung thư miệng.
Do nhai trầu, xỉa thuốc
Trước đây chúng ta thường quan niệm nhai trầu làm là làm sạch răng. Tuy nhiên, với những kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc cũng dễ bị ung thư miệng.
Được biết, mầm mống gây ung thư miệng do nhai trầu, xỉa thuốc thường ở vị trí mặt trong của má.
Do tia UV
Tiếp xúc với ánh nắng rất tốt cho sức khỏe vì chúng bổ sung vitamin D cho cơ thể, đặc biệt giúp trẻ em tránh còi xương.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp xúc dài ngày với tia UV (trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời) có thể gây ra ung thư môi (một dạng của ung thư miệng).
Vệ sinh răng miệng kém
Ai cũng muốn sở hữu một hàm răng trắng, khỏe, đẹp…Tuy nhiên thiên hướng lại này thường nghiêng về chị em phụ nữ, nhất là những người của công chúng, người làm trong lĩnh vực thời trang…Và thật may mắn, ngoài việc giữ thẩm mỹ, hàm răng được chăm sóc cẩn thận còn giúp hạn chế nguy cơ ung thư miệng.
Vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, hút thuốc lá…là nguyên nhân gây ung thư miệng
Đối với nam giới, chăm sóc răng miệng cũng là vấn đề được anh em quan tâm. Tuy nhiên do “phái mạnh”sử dụng rượu, bia nên đôi lúc việc vệ sinh răng miệng cũng bị lơ là. Mặt khác 90% nam giới hút thuốc nên có thể lý giải vì sao tỷ lệ nam giới bị ung thư miệng lại nhiều hơn phụ nữ.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như dùng răng giả không đúng cách, nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi… cũng được cho là có liên quan đến ung thư khoang miệng.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng
+ Miệng cảm thấy khó nhai, khó nuốt khi ăn.
+ Gia tăng tiết nước bọt.
+ Miệng bị loét 2 tuần không lành.
+ Trong miệng có tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.
+ Vết nhổ răng lâu lành.
Khó nuốt, loét miệng, có khối hạch ở cổ, tê lưỡi…là những dấu hiệu ung thư miệng
+ Trong miệng xuất hiện mảng trắng, đen hoặc đỏ.
+ Răng lung lay lâu ngày mà không tìm ra nguyên nhân.
+ Tê lưỡi hoặc bất kỳ vị trí nào trong miệng.
+ Thay đổi giọng nói.
+ Có khối hạch ở cổ.
+ Hơi thở hôi…
Phương pháp phòng tránh bệnh ung thư miệng
+ Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn (tối thiểu 2 lần/ngày)
+ Không hút thuốc lá.
+ Hạn chế uống rượu.
+ Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời
+ Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
+ Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng gồm hoa quả, rau xanh, hạn chế ăn dầu mỡ, đồ rán, nướng.
+ Tập thể dục và chơi thể thao…
Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu.Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài cuộc sống từ 3 đến 5 năm. Các triệu chứng của ung thư miệng bao gồm khó nhai, nuốt, thay đổi giọng nói, có khối hạch ở cổ, tê lưỡi, miệng xuất hiện mảng trắng, đen hoặc đỏ…
Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ ung thư miệng, chúng ta cần hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần và tăng cường các hoạt động thể dục thể thao giúp cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Phát hiện ung thư cực chính xác bằng phương pháp đổi màu nước tiểu
+ Ung thư: Cách dùng thuốc giảm đau có thuốc phiện nhẹ, thuốc phiện mạnh
+ Tác dụng phụ của thuốc giảm đau không phải thuốc phiện trong điều trị ung thư
Chưa có bình luận.