Aspirin và paracetamol là thuốc giảm đau không có thuốc phiện, dễ kiếm để điều trị đau ở mức trung bình đến mức vừa phải.
Aspirin và paracetamol là thuốc giảm đau không có thuốc phiện, dễ kiếm để điều trị đau ở mức trung bình đến mức vừa phải. Các chế phẩm này có cơ chế tác dụng ngoại vi. Aspirin đặc biệt có hiệu quả trong các loại đau do di căn xương khi tại chỗ có tỷ lệ cao chất prostaglandin (hóc môn thùy trước tuyến yên) tạo ra bởi các tế bào khổi u.
Aspirin làm giảm đau bằng cách ức chế việc tổng hợp sinh học prostaglandin (hóc môn thùy trước tuyến yên); nó cũng có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Đối với những bệnh nhân đau xương mà không chịu được aspirin, có thế cho dùng một trong các vị thuốc chống viêm không phải cocticoit thường dùng trong thấp khớp. Đối với những bệnh nhân có những cái đau khác không phải xương mà không chịu được aspirin thì paracetamol là thuốc thay thế hàng đầu. Các thuốc giảm đau không phải thuốc phiện cũng có thể làm giảm những cái đau gây nên bởi:
1. Căng màng xương do cơ học.
2. Chèn ép cơ học vào gân, cơ, hoặc tổ chức dưới da.
3. Chèn ép cơ học vào màng, phổi hoặc phức mạc.
Những chỉ dẫn thực tế cề các vị thuốc này được ghi ở bảng dưới đây
Các thuốc không phải thuốc phiện
Thuốc | Liều gợi ý | Tác dụng phụ |
Aspirin | 250-1000mg, 4-6 giờ/lần | Rối loạn dạ dày, ruột, mất máu trong phân |
Paracetamol | 500-1000mg cứ 4-6 giờ/lần | Độc cho gan |
Lưu ý:
Đối với Aspirin:
Những tác dụng phụ ở dạ dày có thể dduowwcj giảm bới nếu Aspirin được uống cùng với sữa và vào lúc no, hoặc được uống cùn với các chất chống toan. Uống quá 4g một ngày thì càng tăng tác dụng phụ.
Đối với Paracetamol
– Sử dụng thận trọng Paracetamol đối với các bệnh nhân có bệnh về gan
– Tổng liều hàng ngày chỉ được là từ 2g đến 6g
Sử dụng thuốc giảm đau không có thuốc phiện
1. Để tránh hiện tượng dị ứng, cần hỏi khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân với Aspirin và với các chế phẩm tương tự.
2. Các thuốc giảm đau không có thuốc phiện cần được dùng đều đặn theo giờ nhất định để tránh tái xuất hiện đau.
3. Cần cho dùng với liều thích hợp. Song cần nhớ rằng với những vị thuốc nói trên, liều dùng cao hơn liều khuyến cáo cũng không có tác dụng làm bổ xung thêm gỉảm đau (xem bảng trên).
4. Các thuốc giảm đau không có thuốc phiện có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc dưỡng thần hoặc thuốc có thuốc phiện.
5. Các tác dụng phụ của thuốc (mô tả dưới đây) cần phải được chú ý. Nếu chúng xuất hiện hãy thay thế bằng thuốc không có thuốc phiện khác. Nếu các tác dụng phụ vẫn tồn tại, háy xem xét cho dùng một thuốc có thuốc phiện nhẹ.
Các tác dụng phụ thuốc giảm đau không có thuốc phiện
1. Ảnh hưởng trên dạ dày, ruột. Điều này quan trọng nhất Aspirin có thể gây thương tổn niêm mạc dạ dày, gây nên viêm dày trợt loét và chảy máu dạ dày. Các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa, các dấu hiệu rõ rệt: thiếu máu, mất máu qua phân. Các ảnh hưởng này có thể nặng thêm khi điều trị hóa chất đồng thời.
2. Ảnh hưởng đến cầm máu và đông máu. Do ức chế ngưng kết tiểu cầu dẫn đến kéo dài thời gian chảy máu. Ngược lại với paracetamol, aspirin có thể có các tác dụng làm cho tiểu cầu không hồi phục. Tác động này chỉ hết khi được hình thành thế hệ tiểu cầu mới.
3. Quá mẫn: Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng ít gặp này có thể xuất hiện vài phút sau uổng thuốc. Có thể là từ viêm mũi vận mạch, với bài tiết rất nhiều dịch niêm phù Quincke, mề đay, hen phế quản cho đến phù thanh quản và co thắt phế quản, hạ huyết áp, choáng, ngất, trụy mạch hoàn toàn. Phản ứng này có thể xảy ra ngay cả ở liều thấp aspirin.
Aspirin, thường dùng ở dạng viên uống sau bữa ăn hoặc uống 1 cốc sữa. Những chế phẩm dễ hòa tan (ví dụ, aspirin bột và ngấm tẩm) thấy có ở một số nước được dành cho các bệnh nhân khó nuốt, loại này ít kích thích niêm mạc dạ dày.
Ở đa số các nước một loạt các vị thuốc thuộc dạng thuốc aspirin (chống viêm không phải stéroit) đều có thể dễ kiếm. Một vài loại chỉ cần uống làm 1 đến 2 lần trong ngày. Những bệnh nhân không dùng được aspirin nhưng không phải chống viêm thì có thể dùng một trong các chế phẩm thay thế này mà vẫn dung nạp thuốc rất tốt.
Paracetamol có thể dùng dưới dạng rượu ngọt siro hoặc dung dịch, nhưng thông thường nhất là loại viên
Khi một thuốc không có thuốc phiện (có hoặc không kèm bổ trợ) không còn làm giảm đau được nữa thì cần phải phối hợp với thuốc phiện nhẹ.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau không phải thuốc phiện trong điều trị ung thư
Bài liên quan: Đánh giá nguy cơ nghiện thuốc phiện đối với bệnh nhân ưng thư trong điều trị giảm đau
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.