Trước khi bắt đầu sinh thường xuất hiện một số triệu chứng, trong y học gọi là dấu hiệu sinh nở:
Đáy tử cung hạ xuống:
Vài tuần trước khi sinh, người phụ nữ sẽ thấy đáy tử cung hạ thấp xuống với mức chiều cao ở thời điểm mang thai 8 tháng, khiến người phụ nữ cảm thấy phần bụng trên không còn tức anh ách, ăn ngon miệng hơn đôi chút. Nhưng đồng thời, phần bụng dưới trở nên nặng nề hơn, số lần tiểu tiện tăng lên, đi lại ì ạch, cảm giác lưng mỏi chân đau; thêm vào đó, còn xuất hiện hiện tượng co rút ở phần bụng chân. Tại sao đáy tử cung lại hạ thấp xuống? Đó là do phần đầu của thai nhi đã hạ xuống phần xương chậu. Phần đầu hạ xuống khá chậm, có lúc phải đến trước khi sinh nở mới hạ xuống.
Các cơn co tử cung:
Vài tuần trước khi sinh, cơ tử cung trở nên nhạy cảm, thường xuất hiện hiện tượng co không có quy luật. Hiện tượng co này không giống với co tử cung khi sinh nở thật sự, vì thế, trong y học gọi đây là tử cung co giả. Tử cung co giả diễn ra trong thời gian ngắn, dừng giữa chừng không quy luật, đa phần co ở bụng dưới. Tử cung co giả không làm cho cổ tử cung mở ra, cũng không kèm theo việc tiết ra các chất có máu.
Đau lưng:
Thường là phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hay cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách khác nhau.
Các chất tiết ra ở âm đạo:
Mấy tuần sau cùng của thai kỳ, chất tiết ra ở cổ tử cung nhiều lên trong vòng 24 tiếng trước khi sinh, thường có một số chất dịch nhầy kèm theo máu thải ra ở đường âm đạo, lượng máu thường rất ít, chất tiết ra có máu này gọi là “chất máu cá”, là một dấu hiệu khá tin cậy báo hiệu chuẩn bị sinh nở.
Vỡ ối:
Một số bà bầu thường bị nhầm lẫn giữa rỉ nước ối và bị tiểu són nhưng có người vỡ ối thực sự – nước tuôn ào ào. Khi vỡ ối, bà bầu nên tới ngay bệnh viện để tránh nguy hiểm cho bé.
Nguy cơ đối với trẻ sinh non
– Các vấn đề về ruột như viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng, xuất huyết não và chảy máu.
– Phổi và các cơ quan hô hấp chưa hoàn thiện. Bệnh màng trong cũng khá phổ biến ở trẻ sinh non.
– Ít mỡ dưới da mà điều này tác động đến khả năng giữ ấm của trẻ.
– Rối loạn thân nhiệt.
– Buồn ngủ và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống.
– Gặp khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu, có thể thấy bồn chồn và cần nhiều năng lượng để bù đắp.
– Trẻ sơ sinh thường “tiêu hao” 10% trọng lượng trong vài tuần sau sinh. Đây là con số đánh kể trong khi cân nặng của trẻ không đạt chuẩn và khả năng đề kháng của trẻ không như trẻ bình thường.
– Khó khăn cho phụ huynh trong việc bế ẵm.
– Trẻ có thể phải tách khỏi mẹ để được chăm sóc đặc biệt. Điều này ảnh hưởng lớn đến trẻ vì việc ẵm bú sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn, gần gũi, tăng thân nhiệt và được bú sữa mẹ nhiều hơn.
Dấu hiệu sinh non và những nguy cơ trẻ sinh non gặp phải
Bài liên quan:La hét lúc sinh có thực sự giúp mẹ bầu đỡ đau?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.