Những bài tập phục hồi chức năng nhanh chóng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân liệt
Mục tiêu cuối cùng của phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là giúp bệnh nhân có thể vận động, thực hiện chuẩn các động tác để tái hoà nhập với cuộc sống. Các tư thế đứng, đi, giơ tay, giơ chân, tự nằm, tự ngồi trước kia có vẻ đơn giản nhưng sau tai biến các động tác này trở nên quá khó khăn đối với người bệnh. Vì vậy việc tập luyện để có thể phục hồi các chức năng là điều người bệnh và gia đình mong muốn. Dưới đây là các bài tập cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Tư thế nằm giai đoạn đầu khi cơ thể chưa thể cử động được
– Tư thế nằm ngửa
+ Kê gối đầu đến vai
+Cuộn chăn kê mông bên liệt
+ Cuộn chăn kê mông bên liệt
Tư thế nằm nghiêng bên liệt
+ Kê gối đầu đến khớp vài
– Chặn gối sau lưng
+ Trục cơ thể thẳng
+ Gập vai cánh tay duỗi được vuông góc
+ Chân lành gập vuông góc kê gối nâng chân
+ Chân liệt duỗi thẳng
Tư thế nằm nghiêng bên lành
Tập đứng thăng bằng
+ Đối với bệnh nhân chưa tựu đứng dậy được
Bước 1: Giúp bệnh nhân vòng tay qua cổ người chăm, người chăm ôm ngang thắt lưng người bệnh
Bước 2: Cả hai cùng cố gắng để đứng dậy (có thể hô một hai ba) để nhìn nâng đồng đều
Bước 3: Tì gối để đỡ gối bệnh nhân dưỡi thẳng không bị tự gập xuống
Bước 4: giữ lưng bệnh nhân từ phía sau để cho người bệnh tập bước từng bước nhỏ
+ Đối với bệnh nhân tự đã tự đứng dậy được
Bước 1: Bệnh nhân tập đứng thăng bằng tay có hai tay vin hoặc 1
Bước 2: Bệnh nhân ngồi đặt hai chân đều nhau không phân biệt chân liệt
Bước 3: Thử tập đứng dậy với hai chiếc nạng (nếu được)
+ Đối với bệnh nhân đã khỏe hơn và tựu mình đúng được dậy
Bệnh nhân bám thanh hai bên để tập đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
Bệnh nhân tập tự mặc quần áo
Nguyên tắc là mặc cho bên liệt trước, bên lành sau.
Tập chuyển động với xe lăn
Tập đứng, dồn trọng lượng đều lên hai chân
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.
Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song…) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
Hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt. Tập duỗi cơ chân sẽ giúp bệnh nhân đứng vững hơn
Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
Bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng cơ thể lên chân bên liệt.
Cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm ở phía trước. Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia.
Một số bài tập khi bệnh nhân đã bắt đầu phục hồi:
Ức chế lực cơ vân
+Ngồi gối chân liệt vông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà
+ Bắt chéo chân lành sang chân liệt, căng bên chân lành tỳ đầu gối bên chân liệt cuống
+ Nếu người bệnh không tự làm được thì người chăm cần giúp đỡ
+Giữ trong vòng 5-10 phút
Tập đứng thăng bằng và cúi sang hai bên 10 lần
Ức chế cơ vân tay
+ Người bệnh ngồi
+ Tay duỗi thẳng
+ Bàn tay và các ngón tay mở xòe đặt trên giường
+ Chồng tay sát thân và cố nâng người lên
+ Thực hiện động tác này 10 lần
Các động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần tùy theo sức khỏe của bệnh nhân. Tăng dần các động tác mỗi ngày nhưng không quá gắng sức.
Yhocvn.net (Theo Hướng dẫn phục hồi chức năng)
Chưa có bình luận.