Thứ Bảy, 14/10/2023 | 09:19

Đau bụng, tiêu chảy tại sao khiến chúng ta lo lắng?

Trong đời sống hàng ngày, đôi khi chúng ta có thể mắc đau bụng và tiêu chảy. Điều đó có thể xảy ra do ăn phải thức ăn lạ hoặc đang mắc bệnh viêm đường ruột. Vậy đau bụng, tiêu chảy là gì  và cách chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm ra câu trả lời.

Đau bụng, tiêu chảy là gì?

Đây là hiện tượng đau quặn thắt vùng bụng, khi đi ngoài phân lỏng có nhiều nước. Nguyên nhân chính gây bệnh là do viêm nhiễm. Cụ thể như không dung nạp lactose, nhiễm trùng đường ruột, dị ứng thực phẩm, do bị stress hoặc dùng thuốc nhuận tràng. Ngoài ra do bị viêm đường ruột, cụ thể là các bệnh viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn cũng gây ra tình trạng trên.

Triệu chứng của đau bụng và tiêu chảy

Các triệu chứng cơ bản như sau:

–           Đau bụng hoặc đau quặn vùng bụng

–           Đầy hơi

–           Phân nhỏ và mềm

–           Phân lỏng

–           Cần đi đại tiện ngay

–           Có thể kèm buồn nôn và nôn

Các triệu chứng kèm theo ở mức độ nghiêm trọng hơn:

–           Có máu hoặc dịch nhày trong phân

–           Bị giảm cân không rõ nguyên nhân

–           Đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Trường hợp này cần chú ý uống bù đủ nước nếu không cơ thể có thể bị mất nước.

Cần đến khám bác sỹ ngay lập tức trong các trường hợp đau bụng tiêu chảy sau:

–           Có máu trong phân hoặc phân đen hắc ín (Màu nhựa đường)

–           Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày (đối với người lớn) và trên 24h (đối với trẻ nhỏ)

–           Sốt trên 38 độ C

–           Đau dữ dội ở bụng đặc biệt là góc phần tư dưới bên phải hoặc đằng sau lưng.

–           Buồn nôn hoặc nôn khiến không thể uống nước bù lượng nước đã mất.

–           Tiêu chảy sau khi đi nước ngoài về.

Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa, bệnh viêm ruột, viêm tụy hoặc ung thư đại tràng.

Ngoài ra cũng cần khám bác sỹ ngay trong trường hợp tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu mất nước sau:

–           Nước tiểu đậm màu

–           Lượng nước tiểu ít hơn bình thường hoặc ở trẻ sơ sinh tã ướt ít hơn bình thường

–           Da khô

–           Nhức đầu

–           Nhịp tim nhanh

–           Lú lẫn

–           Cáu kỉnh

Điều trị đau bụng tiêu chảy như thế nào?

Trong trường hợp nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc hoặc dùng các loại thuốc không kê đơn, ngoài ra có thể sử dụng một số loại thảo mộc hiện có ở nước ta như bạc hà, gừng, xoa dầu nóng, các loại trà như trà quế, trà xanh, trà cỏ xạ hương, trà bạc hà, trà gừng, trà vỏ cam … giúp cải thiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy nhẹ.

Bệnh nhân cần thiết phải bù đủ nước, uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước Oresol, có thể uống chất điện giải hoặc đồ uống thay thế chất điện giải như soda không chứa caffein, nước luộc gà (không béo), trà mật ong, đồ uống điện giải (đồ uống thể thao). Hãy uống đồ uống giữa các bữa ăn và nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Có thể sử dụng Probiotics dạng lỏng. Các trường hợp nặng đã nêu ở trên cần đến khám bác sỹ và tuân theo chỉ định của bác sỹ.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau bụng tiêu chảy:

–           Berberin: đây là loại thuốc trị tiêu chảy chứa các thành phần thảo dược và sử dụng được cho hầu hết các trường hợp như phụ nữ có thai và cho con bú, người huyết áp thấp … Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nén phủ đường, viên nang hoặc viên nén có màng …

–           Loperamid: Tác dụng là làm giảm nhu động ruột đẩy tới, kéo dài thời gian lưu thông trong lòng ruột. Loperamid còn có tác dụng là làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn, vì vậy làm giảm bớt sự gấp gáp trong phản xạ đại tiện không kìm chế. Thuốc có tác dụng điều trị các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên đang được bác sĩ chẩn đoán sơ bộ.

–           Codein: được sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến vừa phải, tiêu chảy cấp. Thuốc dành cho những bệnh nhân bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy kèm đau thắt bụng (chú ý phải có chỉ định của bác sĩ).

–           Diphenoxylate: Tác động lên cơ trơn của đường ruột tương tự như morphin, ức chế nhu động và sự tống xuất quá mức ở đường tiêu hoá; thuốc ít hoặc không có hoạt tính giảm đau. Hiện nay, Diphenoxylate có 2 dạng: thuốc dạng dung dịch uống và dạng viên nén, được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, trừ các trường hợp ngộ độc, sốt cao, phân có máu hoặc người trên 65 tuổi.

–           Oresol bù nước điện giải: Oresol là dung dịch bù nước và điện giải thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Thành phần chính bao gồm nước, muối (Kali, Natri) và đường glucose, được bào chế ở dạng dạng bột hoặc viên sủi. Oresol chống chỉ định với những người mắc các bệnh nền như suy thận cấp, rối loạn hấp thụ glucose hoặc liệt ruột…

–           Smecta: điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính và mạn tính đặc biệt ở đối tượng trẻ em, điều trị các triệu chứng đau của bệnh dạ dày và ruột bằng cách phủ một lớp màng bọc lấy nội mạc đại tràng để bảo vệ chúng, ngăn trọng sự xâm nhập của virus, vi khuẩn nám vào niêm mạc đường tiêu hóa.

–           Racedotril: tác dụng điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Mặc dù hiệu quả khá tốt nhưng Racecadotril lại chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc nhạy cảm với Racecadotril, không dung nạp fructose, kém hấp thụ glutose, galactose, người bị suy gan, suy thận, đang mang thai hoặc cho con bú.

–           Pepto Bismol: với thành phần chứa Bismuth subsalicylate, có tác dụng để điều trị tiêu chảy cấp, tiêu chảy khi đi du lịch đến những vùng vi khuẩn địa phương có thể xâm nhập làm tổn thương hệ tiêu hóa, có tác dụng cải thiện các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu … Thuốc được bào chế dưới dạng siro, viên nhai và thuốc uống. Thuốc có tác dụng làm lành thương tổn tại niêm mạc, ổn định quá trình co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn, giúp giảm số lần đi ngoài và giảm đau dạ dày. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trừ các trường hợp tiêu chảy kèm sốt, phân lẫn máu, loét dạ dày, tiêu chảy do dị ứng aspirin hoặc do dị ứng với các salicylat khác. Các trường hợp đang sử dụng thuốc trị viêm khớp, gout, chống đông máu, tiểu đường, bệnh nhân cần sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy trên 3 ngày hoặc hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêm trọng trong 24 giờ hoặc có các triệu chứng sau kèm theo thì cần đến gặp bác sĩ tiêu hóa ngay.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

Tiêu chảy cấp ở người lớn: nguyên nhân, dấu hiệu mất nước, điều trị

Táo bón, tiêu chảy và bệnh xen kẽ táo bón tiêu chảy

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook