Thứ Hai, 23/07/2018 | 22:40

Nguy cơ nghiện thuốc phiện đối với bệnh nhân ưng thư trong điều trị giảm đau

Điều trị giảm đau do ung thư cho bệnh nhân ung thư bằng thuốc phiện có gây nghiện, lệ thuộc thuốc không?

Việc sợ hãi dùng thuốc bất hợp pháp và các hậu quả của xã hội của nó làm giảm khả năng có được thuốc giảm đau hiệu quả đối với các bệnh nhân đau do ung thư. Dù sao cũng cần phải xem xét điều này sảy ra ở các nước mà các thuốc uống giảm đau có thuốc phiện mạnh đã được dùng cho bệnh nhân.

Về vấn đề này Thụy Điển là tấm gương. Việc uống các thuốc có thuốc phiện mạng gần đây mới được áp dụng rộng rãi vì thực tế người ta cho rằng đường uống không hiệu quả bằng đường tiêm truyền. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng đều đặn morphin uống được coi là cơ sở của phương pháp điều trị chống đau do ung thư khi mà các chất giảm đau yếu loại không có thuốc phiện và có thuộc phiện nhẹ thất bại.

Điều này giải thích sự tăng lên đáng kể việc dùng các thuốc uống morphin và methadone giữa các năm 1975 và 1982 đã tăng gấp 17 lần cho  tới hiện nay. Việc dễ kiếm hơn các chất có thuốc phiện mạnh đã cho phép bệnh nhân ung thư có thể tự điều trị tại gia đình. Và một sự thật quan trọng là việc sử dụng thuốc bất hợp pháp không tăng lên, không tác động làm tăng số người nghiện đã xác nhận.

Cũng phải thấy rằng phương pháp điều trị này đã làm giảm các cơn đau cho các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, không còn may mắn chữa khỏi. Trong trường hợp này các yếu tố nguy cơ, thuận lợi liên quan đến nghiện ma túy là tối thiểu. Còn có những lý do chính đáng để nghĩ rằng các thuốc được cung cấp một cách hợp pháp chỉ góp phần không đáng kể nuôi dưỡng việc buôn bán phi pháp. Một chương trình cho phép có được các chất có thuốc phiện để điều trị bệnh nhân ung thư khả dĩ có thể áp dụng được và chỉ có 1 nguy cơ hạn chế.

Đánh giá nguy cơ nghiện thuốc phiện đối với bệnh nhân ưng thư trong điều trị giảm đau
Đánh giá nguy cơ nghiện thuốc phiện đối với bệnh nhân ưng thư trong điều trị giảm đau

Thực tế có rất ít tài liệu công bố đánh giá về sự lệ thuộc của cơ thể hoặc nghiện thuốc phiện ở những bệnh nhân ung thư dùng các thuốc giảm đau có thuốc phiện vì một số bệnh nhân đau mãn tính nào đó. Trong một nghiên cứu chủ động để xác định được tỷ lệ nghiện thuốc phiện ở 40.000 bệnh nhân nội trú ta thấy: trong khoảng 12.000 bệnh nhân ít nhất một lần dùng chất có thuốc phiện ở những bệnh nhân không có tiền sử nghiện ma túy. Các số liệu này rút ra từ một cuộc điều tra được thực hiện trên một quần thể bệnh nhân nội trú đã chứng tỏ việc điều trị bằng các chất có thuốc phiện mạnh hiếm khi gây nghiện.

Một loạt các nghiên cứu về sự lạm dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân đau mãn tính đã chứng minh rằng: Các thuốc giảm đau không có thuốc phiện hoặc sự phối hợp các chất có thuốc phiện yếu và các chất không có thuốc phiện gặp nhiều lạm dụng hơn là chỉ dùng các chất giảm đau có thuốc phiện mạnh.

Các nghiên cứu gần đây về điều trị liên tục các chất có thuốc phiện cho bệnh nhân bị đau không phải do ung thư chứng tỏ rằng việc điều trị này không đưa đến nghiện ma túy cũng không gây lệ thuộc tâm lý. Cần nhấn mạnh rằng, việc xuất hiện sự lệ thuộc tâm lý không phải do thuốc là yếu tố quyết định mà do nhiều yếu tố khác về y học, xã hội, tâm lý và kinh tế cũng giữ vai trò quan trọng. Các kết luận này được xác nhận bởi những nghiên cứu thục hiện đối với các chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã nghiện các chất có thuốc phiện mạnh. Trong nhóm này, nghiện ma túy phụ thuộc trước hết vào một loạt các yếu tố như nhân cách, môi trường, xã hội, các vấn đề kinh tế.

Ở các bệnh nhân dừng liên tục các thuốc giảm đau có thuốc phiện thấy xuất hiện ở một mức độ nhất định sự nhờn thuốc đối với tác dụng giảm đau của chúng. Cũng có sự lệ thuộc chất như đã thấy xuất hiện các triệu chứng nhớ thuốc hay thiếu thuốc sau khi dùng Naxolon hoặc đã thấy có những trường hợp có triệu chứng cấp về bị tước bỏ thuốc ở các bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sau khi đã được thực hiện các kỹ thuật hủy thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về cách thức dùng thuốc ở người bệnh ưng thư đã chứng minh rằng sự phát triển của một bệnh di căn làm cho triệu chứng đau trầm trọng hơn là yếu tố chính, lý giải sự cần thiết của tăng liều của giảm đau. Chỉ được giảm liều thuốc uống khi đã đạt được sự điều trị đặc hiệu tấn công trực tiếp vào nguyên nhân gây đau. Trong một nghiên cứu khác, người ta đã nhận thấy chẳng có hiện tượng quá liều hoặc nghiện và cũng không có hiện tượng lệ thuộc tâm lý. Cũng cần phải ghi nhận rằng nhờn thuốc đối với các tác dụng khác nhau của những thuốc có thuốc phiện không xuất hiện theo cùng một nhịp độ. Nếu như nó có thực thì sự nhờn thuốc đối với tác dụng ức chế hô hấp xuất hiện sớm trái với sự nhờn thuốc đối với tác dụng táo bón thường xuất hiện chậm hơn.

Sự nhờn thuốc chỉ là một vấn đề ít gặp trong thực tế khi mà các chất có thuốc phiện mạnh được dùng bằng đường uống theo các khuyến cáo của phương pháp điều trị chống đau do ung thư.

Thông thường bệnh nhân thấy dấu hiệu đầu tiên của nhờn thuốc là tác dụng giảm đau không kéo dài như ban đầu. Bệnh nhân có khi bị coi là một người bị ám ảnh bởi thuốc và thật là nhầm lẫn nếu nghĩ rằng đó là một dấu hiệu sớm của sựu lệ thuộc tâm lý.

Bài liên quan: Chăm sóc bệnh nhân đau do ung thư cần thay đổi nhận thức

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook