Chủ Nhật, 19/08/2018 | 22:07

Cơ chế dẫn tới tăng huyết áp

Cơ chế dẫn tới tăng huyết áp bao gồm:

Cung lượng tim và vai trò của hệ thần kinh giao cảm

Cung lượng tim là khối lượng máu được tim đẩy vào động mạch đi nuôi cơ thể trong một phút. Như vậy cung lượng tim là tích số của khối lượng máu đẩy vào động mạch của một nhát bóp tim nhân với số lần bóp trong một phút (tần số tim)

Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp, người ta đã nghiên cứu rất sâu về các cơ chế gây tăng huyết áp và thấy rõ cung lượng tim ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp.

Huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố: Cung lượng tim và sức cản ngoại vi.

(Xem sơ đô và cơ chế tàng huyết áp)

Theo định luật Poisenille:

P = Q X R

Trong đó:

P:  Huyết áp

Q: Cung lượng tim

R: Sức cản ngoại vi.

Nghĩa là: Huyết áp tỷ lệ thuận với cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Cung lượng tim càng tăng, huyết áp sẽ càng tăng. Sức cản ngoại vi tăng, huyết áp sẽ tăng. Cung lượng tim lặi có liên quan vớí nhu câu chuyển hoá oxy theo công thửc:

Q= VO2

CaƠ2 – Cv02

Trong đó:

Q: Cung lượng tim

VO2: Mức tiêu thụ oxy ở tổ chức

CaO2: Nồng độ oxy trong động mạch

CvO2: Nồng độ oxy trong tĩnh mạch

Công thức trên có nghĩa là:

– Khi mức tiêu thụ ôxy ở tổ chức càng lớn thì cung lượng tim càng tăng. Vì có như vậy mới đưa máu tới tổ chức để cung cấp oxy và chất dinh dưõng theo yêu cầu của cơ thể.

– Khi nồng độ oxy trong động mạch càng cao, hiệu số (CaO2 – CvO2) càng lớn thì cung lượng tim càng lớn.

– Khi nồng độ oxy trong tĩnh mạch càng tăng, hiệu số (CaO2 – CvO2) càng nhỏ thì cung lượng tim càng lớn.

Khối lượng máu đẩy vào động mạch của một lần co bóp phụ thuộc vào sức co bóp của tim và số máu có sẵn trong thất trái.

Số máu có sẵn trong thất trái sau một lần thất giản người ta gọi là thể tích máu cuối thì tâm trương thất trái.

Sức co bóp của tim chịu ảnh hưởng của một bộ phận chuyên biệt mà người ta gọi cảm thụ Bêta adrenergic hay còn gọi là Bêta giao cảm.

Khi cảm thụ này bị kích thích sẽ làm tăng sức co bóp của tim. Ngược lại, khi cảm thụ này bị ức chế sẽ làm giảm sức co bóp đó. Chất lượng của sự co bóp tống máu của thất trái được thể hiện ở phân số tống máu.

Phân số tống máu là tỷ lệ giữa thể tích tống máu tâm thu và thể tích máu cuối tâm trương.

Thể tích máu cuối tâm trương thất trái phụ thuộc vào lượng máu trở về tim mà lượng máu trở về tim lại phụ thuộc thể tích máu toàn bộ và hoạt động của hệ tim mạch và cả sức hút của tim.

Thế tích máu toàn bộ cơ thể lại phụ thuộc vào thể tích huyết tương và thể tích các huyết cầu.

Thể tích huyết tương lại do lượng Protein trong máu và lượng ion Natri quyết định.

Hoạt động của hệ tĩnh mạch ngoại biên phụ thuộc vào các cảm thụ Anpha adrenergic hay còn gọi là Anpha giao cảm.

Khi các cảm thụ này bị kích thích gây ra co mạch; khi các cảm thụ này bị ức chế gây ra giãn mạch.

Tần số tim chịu ảnh hưỏng của các cảm thụ Beta adrenergic. Khi cảm thụ này bị kích thích tần số tim tăng lên; khi bị ức chế, tần số tim giảm. Hệ thần kinh phế vị bị kích thích cũng làm tần số tim giảm.

Mặc dầu chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp, người ta đã nghiên cứu rất sâu về các cơ chế gây tăng huyết áp và thấy rõ cung lượng tim ảnh hửong rất lớn đến huyết áp.

Như vậy ta thấy Cung lượng tim bị ảnh hưởng từ sâu xa bởi các cảm thụ Bêta-adrenergic và Anpha adrenergic, nồng độ prôtein máu, nồng độ ion Natri máu.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook