Thứ Năm, 22/03/2018 | 08:58

Trong các loạỉ thiếu máu trên, thiếu máu dinh dưỡng không những là loại thiếu máu phổ biến nhất mà đồng thời cũng là loại dễ được chế ngự nhờ các biện pháp can thiệp y tế. Trong thiếu máu dinh dưỡng thì thiếu máu do thiếu sắt là loại hay gặp nhất ,có thể kết hợp với thiếu axitfolic nhất là trong thời  kỳ có thai.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu, trong đó 3 loại thiếu máu sau đây là quan trọng hơn cả:

– Thiếu máu dinh dưỡng.

– Thiếu máu liên quan với nhiễm khuẩn và ký sinh trùng mạn tính.

– Thiếu máu liên quan đến các tật di truyền của các phân tử hemo-globin (kể cả bệnh Talatxéml).

Trong các loại thiếu máu, thiếu máu dinh dưỡng không những là loại thiếu máu phổ biến nhất mà đồng thời cũng là loại dễ được chế ngự nhờ các biện pháp can thiệp y tế. Trong thiếu máu dinh dưỡng thì thiếu máu do thiếu sắt là loại hay gặp nhất, có thể kết hợp với thiếu axít folic nhất là trong thời kì có thai.

Các loại thiếu máu dinh dưỡng khác như thiếu máu do thiếu vitamin B12, piridoxin và đồng thời ít gặp hơn.

Các đối tượng thường bị đe dọa thiếu máu dinh dưỡng bao gồm trẻ em, học sinh và nhất là phụ nữ có thai.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khỉ hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trinh tạo máu bất kể vì lý do gì. Hàm lượng hemoglobin bình thuờng thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, độ cao so với mặt biến.

Tổ chức thế giới đã đề nghị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hemoglobin ở dưới các ngưỡng sau đây:

Nhóm tuổi                            Ngưỡng hemogolobin (g/L)

Trẻ em từ 6 tháng- 6 tuổi        110

Trẻ em từ 6 tuổi-14 tuổi          120

Nam trưởng thành                  130

Nữ truởng thành                     120

Nữ có thai                               110

Những người bị thiếu máu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt thì tình trạng thiếu máu có thể được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và giàu chất sắt. Tuy nhiên, để chọn được thực phẩm giàu chất sắt và tăng khả năng hấp thụ sắt chúng ta cần chú ý một số vấn đề như sau:

Trong thức ăn sắt ở dạng Hem và sắt không ở dạng Hem. Hem là thành phần của hemoglobin và Myoglobin, do đó có trong thịt, cá và máu. Tỷ lệ hấp thu loại sắt ở dạng Hem thường là cao 20-30%. Sắt không ở dạng Hem có chủ yếu ở ngũ cốc, rau củ và các loại hạt. Ti lệ hấp thụ thấp hơn và tùy theo sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu phần ăn. Các chất hỗ trowjhaaps thụ sắt bao gồm vitamin c, các chất giàu protein. Các chất ức chế hấp thụ sắt bao gồm các phytat, tanin. Ngoài ra, tình trạng sắt trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới hấp thụ sắt.

Như vậy, nhưng thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng… có nhiều sắt và sắt có chất lượng cao, dể được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Những thức ăn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngô, một số loại rau có nhiều chất xơ… thường có lượng ssăt thấp và sắt chất lượng kém, làm cơ thể khó hấp thụ và sử dụng.

Có thể chia các loại khẩu phần thường gặp ra làm 3 loại:

– Khấu phần có giá trị sinh học thấp (sắt hấp thụ được khoảng 5%): khi chế độ ăn đơn điệu chủ yếu là ngũ cốc, củ, còn lượng thịt hoặc cá duớl 30g hoậc lượng Vitamin c duớl 25mg.

Bên cạnh dó có thể bổ sung viên săt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dầy, gây buồn nôn và táo bón, vì thế nên uống thuốc sau khi dã ăn  no và nên ăn nhiều  rau xanh và hoa quà.

– Khẩu phần có giá trị sinh học trung binh (sắt hấp thụ đuợc khoáng 10%): khẩu phần có từ 30-90g thịt cá hoặc 25-75mg Vitamin c.

Nếu một khẩu phần có từ 30-90g thịt cá và 25-75mg Vitamin c tý lệ hấp thụ sắt sẽ tăng lên rõ rệt, ngược lại, nếu khẩu phần có nhiều yếu tố ức chế (chè, cà phê) sẽ cản trở hấp thụ.

Do dó, chế độ ăn cho người thiếu  máu trước hết phải  đa dạng đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt ở dạng Hem như tiết lợn sống, lòng đỏ trứng vịt, gan lợn, tép khô, Gan bò, Thịt bồ câu ra ràng, Gan gà, Tim bò,

Bầu dục lợn , Tim gà, bầu dục bò, Gan vịt, Lòng đỏ trứng gà , Cua đồng, Tim lợn, Tôm khô…, đồng thời tăng  cường khả năng hấp thụ sắt bằng cách tăng lượng vitamin c từ rau, quả vì tỳ hấp thụ của sắt không ở dạng Hem tăng lên thuận chiều với lượng vitamin c trong khẩu phần. Vì vậy, nên ăn các loại quả giàu vitamin c như cam, chanh và khuyến khích các cách chế biến như nẩy mầm, lên men (gía ,dưa chua) vì các quá trình nẩy làm tăng lượng vitamin c và giảm lượng tanin và phytat trong thực phẩm. Hạn chế các thức ăn có nhiều tannin, phytat như nước  chè đặc… vì các chất  này ssx làm ứ chế hấp thụ chất sắt.

Bài liên quan: Những nguy cơ bà bầu gặp phải khi thiếu máu

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm Phó Viện trường – Viện Dinh Dưỡng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook