Thứ Hai, 19/03/2018 | 11:50

Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.

Liêu mẹ thiếu máu nhẹ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ vì theo bản năng tự nhiên bé sẽ biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Điều đó cộng với việc thay đổi quá trình tiêu hóa nên dù bạn có ăn uống đầy đủ đi chăng nữa thì vẫn có khả năng bị thiếu máu. Bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, bé sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Ít khi bé bị thiếu sắt lúc sinh. Thực tế còn ngược lại, trẻ sơ sinh bị vàng da là do nỗ lực dự trữ sắt quá mức cần thiết gây nên. Vì trẻ cần có lượng lớn hồng cầu để lấy đủ oxy cần thiết mỗi khi oxy đi qua nhau thai. Mà một sản phẩm trong quá trình phân huỷ hồng cầu là mật lại gây vàng da và mắt tạm thời. Tuy nhiên với những phụ nữ mang thai thiếu máu nặng thì rất cần phải lưu ý những nguy cơ sau đây:

Thai phụ bị ảnh hưởng thế nào nếu thiếu máu

Các chuyên gia đã chứng minh rằng thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh. Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu là nguyên nhân quan trọng hoặc duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong như vậy.

Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.

Hiện tượng thiếu máu ở mẹ bầu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm, gây ra những hậu quả nặng nề cho cả 2 mẹ con. Mẹ bị thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị thiếu máu nặng thì con sinh ra cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với trẻ bình thường. Đặc biệt, trẻ bị thiếu máu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Ở nhiều vùng, thiếu máu gần như là yếu tố duy nhất khiến các thai phụ tử vong, và làm các nguy cơ liên quan đến thai nghén và sinh nở gia tăng gấp 5 lần. Nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể ở những thai phụ thiếu máu nặng. Tỷ lệ tử vong ở người mẹ chủ yếu đều liên quan đến mang thai và sinh con, trái ngược với các nước phát triển, tỷ lệ thai phụ tử vong và mắc bệnh thiếu máu gần như bằng không.

Thiếu máu ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình mang thai và sinh nở

Những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có thai kỳ ngắn hơn so với những thai phụ không bị thiếu máu hoặc những thai phụ thiếu máu nhưng không thiếu sắt. Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả thai phụ bị thiếu máu đều có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị thiếu máu. Các dạng thiếu sắt, thiếu máu có nguy cơ cao gấp đôi so với những người thiếu máu nói chung. Tuy nhiên, thiếu sắt ở những người không thiếu máu không có khác biệt so với những người không thiếu máu khác.

Kết quả nghiên cứu trên thu được dựa trên việc chọn lọc tuổi của thai phụ, lấy mẫu công bằng, dân tộc, ưu tiên nhóm sinh nhẹ cân hay sinh non, xuất huyết trước khi được điều trị, tuổi thai lúc lấy máu ban đầu, số lượng thuốc hút mỗi ngày, và chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (cân nặng/bình phương chiều cao). Thiếu máu khi mang thai sẽ khiến thai phụ tăng không đủ cân, đặc biệt là những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt. Các nghiên cứu cho thấy những thai phụ tăng không đủ cân thường sẽ sinh non.

Với dân số sống ở vùng nhiệt đới, việc bổ sung folate cũng có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng huyết học, cân nặng khi sinh và giảm tỷ lệ sinh non do thiếu folate.

Những kết quả này đã khẳng định và làm rõ các nghiên cứu trước đây hoặc cung cấp bằng chứng gián tiếp cho thấy 2 sự thật: dinh dưỡng tốt hơn, tỷ lệ thiếu máu thấp hơn đều giúp trẻ sinh ra đủ cân nặng và giảm nguy cơ sinh non; và thiếu máu chắc chắn làm tăng nguy cơ sinh non. Cần lưu ý rằng, tăng  nồng độ hemoglobin gây ra bởi giảm thể tích huyết tương do những tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan đến tiên lượng thai kỳ xấu.

Việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất (người bị thiếu máu quá nặng hầu như không có những điều này), những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn và ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở hơn so với thai phụ thiếu máu. Những thai phụ bị thiếu máu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.

Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe của thai phụ trong thời kỳ mang thai, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu của mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi sinh.

Bệnh thiếu máu ở mẹ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Hai nghiên cứu lớn ở các nước phát triển được thực hiện trên hơn 100.000 thai phụ đã chỉ rõ rằng những ca sinh nở thuận lợi hầu như là ở những thai phụ khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy những thai nhi bị dị tật hoặc tử vong, chết non, và sinh nhẹ cân hầu như xảy ra ở những thai phụ bị thiếu máu nặng. Mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và sinh non hay sinh thiếu cân là rất rõ ràng.

Mẹ bị thiếu máu có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú?

Không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng sữa của các bà mẹ bị thiếu máu sẽ kém hoặc thành phần dinh dưỡng sẽ ít hơn so với bà bầu khỏe mạnh. Sữa của người mẹ bị thiếu máu cũng vẫn rất tốt đối với trẻ sơ sinh bởi những thành phần cơ bản trong sữa vẫn luôn đảm bảo tuy nhiên ngay cả khi bà mẹ rất khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, sắt trong sữa mẹ vẫn không đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên.

Thiếu máu thế nào đến khả năng lao động của bà bầu

Người khỏe mạnh khi bị thiếu sắt cũng trở nên mệt mỏi, ể oải vì thế bà mẹ mang thai khi bị thiếu sắt càng không thể làm việc hiệu quả.

Khả năng miễn dịch cũng bị ảnh hưởng do thiếu máu

Hai nghiên cứu ở Ấn Độ chứng minh rằng những thai phụ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt trầm trọng hầu như bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, nhưng sẽ có thể phục hồi nếu được điều trị sớm.

Các nguyên nhân của thiếu máu gây ra những kết cục thai kỳ không mong muốn đã rất rõ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu điều trị thành công thiếu máu do thiếu sắt và axit folic thì đều đạt kết quả tích cực, giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và tử vong chu sinh.

Tình trạng nhẹ cân gây ra rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tử vong đang tăng lên rõ rệt.

Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, nếu thiếu máu do thiếu sắt làm thay đổi chức năng não, gây suy giảm khả năng tương tác giữa mẹ và con, và sau này trẻ có thể sẽ học hành rất kém. Một số bằng chứng cho thấy rằng, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra cho trẻ các khuyết tật lâu dài về tinh thần và khả năng giao tiếp, suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này.

Một số lưu ý khi uống viên sắt:

– Nên uống giữa hai bữa ăn và không uống sau bữa tối trước khi đi ngủ.

– Nếu lỡ quên ngày nào thì sau đó cứ tiếp tục uống bình thường, không uống bù.

– Không dùng nước trà, nước ngọt hay sữa để uống viên sắt.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt:

–  Đi đại tiện phân đen: Đây là hệ quả phổ biến khi uống viên sắt. Do đó, chị em không cần quá lo sợ. Ngưng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường.

–  Bị xót ruột, buồn nôn hoặc nôn: Uống thuốc lúc no hoặc sau bữa ăn khoảng một tiếng

– Táo bón: Khi uống viên sắt việc táo bón là hiện tượng bình thường. Để không bị táo bón chị em cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày và chăm chỉ vận động hơn (đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng với động tác phù hợp).

Việc thiếu máu là hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu các mẹ tuân thủ các xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ không đáng có.

Những nguy cơ bà bầu gặp phải khi thiếu máu

Bài liên quan: Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thai kỳ

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook