Chăm sóc bệnh nhân ung thư về thể chất và tinh thần là việc làm không đơn giản. Nếu không cẩn thận bạn sẽ stress theo họ.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư đòi hỏi người chăm sóc phải rất kỳ công cả về mặt thể chất lẫn tinh thần bởi bệnh nhân ung thư ngoài mệt mỏi về bệnh tật họ còn mang cả một gánh nặng về tinh thần. Bệnh nhân ung thư thường trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc trước khi chấp nhận những gì đến với họ. Vì vậy người chăm sóc phải rất kiên trì, tinh tế để không làm tổn thương thêm người bệnh. Tuy nhiên để đồng hành và vượt qua nhiều khó chịu của người bệnh trước tiên bạn phải luôn giữ sức khỏe và có một tinh thần tốt không làm ‘nản lòng’người bệnh.
Chăm sóc về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân ung thư bằng thuốc và nhiều yếu tố khác
– Về thuốc
Ung thư giai đoạn cuối thường gây ra rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh hoạt, giấc ngủ và đặc biệt là tâm trạng của người bệnh. Nên cân nhắc với các bác sĩ về việc sử dụng thuốc morphine cho bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư thường phải uống rất nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy cần phải phân loại và quản lý chặt chẽ. Để có được lợi ích cao nhất trong quá trình điều trị, họ phải uống thuốc một cách chính xác như được hướng dẫn. Tìm hiểu thêm về các loại thuốc đang được sử dụng là bước khởi đầu tốt trong việc quản lý thuốc cho người bị ung thư. Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ngay bác sĩ. Một số điểm cần lưu tâm khi quản lý thuốc bao gồm: Tên thuốc, liều dùng, hình dạng thuốc (nếu thấy một loại thuốc mới được kê, người chăm sóc nên hỏi bác sĩ để có thể hỗ trợ bệnh nhân ung thư tốt hơn), thời gian uống thuốc (trước bữa ăn, sau bữa ăn, sáng sớm,…)
Các chỉ dẫn khác được chỉ định bởi bác sĩ và các chuyên viên y tế khác, ví dụ như các loại thuốc nên được uống trong lúc ăn hoặc không nên uống cùng với một số loại thức ăn. Các triệu chứng bất thường khi bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị bằng thuốc phải được trao đổi lại với bác sĩ điều trị để kịp thời điều chỉnh.
Quản lý hồ sơ khám bệnh của bệnh nhân
Lưu lại hết các hồ sơ liên quan đến quá trình khám và điều trị của bệnh nhân, người chăm sóc cần phải phân loại và giữ chúng một cách có tổ chức. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể sử dụng nhiều bìa hồ sơ và giấy màu khác nhau để chia các loại giấy tờ cho dễ quản lý. Đồng thời người chăm sóc cũng phải năm rõ lịch khám và điều trị của bệnh nhân ung thư.
– Về tinh thần
Người thân cần thường xuyên trò chuyện, động viên bệnh nhân để bệnh nhân hoặc thường xuyên đọc sách báo, xem tin tức hoặc phim ảnh cùng người bệnh để giúp họ phân tán sự chú ý của họ khỏi cơn đau. Nên khuyến khích bệnh nhân tự khống chế cơn đau của mình thay vì phụ thuộc vào thuốc.
Đối với người chăm sóc bệnh nhân ung thư, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy những nỗ lực trong quá trình chăm sóc của mình không được công nhận và sẽ muốn bỏ cuộc. Không phải họ không ghi nhận sự chăm sóc của bạn dành cho họ mà bởi vì họ quá khó chịu với những cơn đau hành hạ, tâm lý chán nản cộng với niềm hi vọng sống ngày càng mong manh. Vì vậy, hãy cảm thông với họ. Bản thân họ cũng đang phải vật lộn với những tế bào quái ác đang ngày càng phát triển trong cơ thể. Nhưng hãy nhớ rằng, khả năng thực hiện các công việc hằng ngày của bệnh nhân ung thư là rất hạn chế. Hãy luôn giữ một tinh thần tích cực để đồng hành cùng họ trên chặng đường còn lại.
– Ăn uống
Các cơ quan của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối thường suy yếu đi, khiến họ kém ăn và tiêu hoá kém. Lúc này người chăm sóc cần chú ý kết hợp các loại thức ăn sao cho phù hợp với khẩu vị “khó nhằn” và cơ thể suy yếu của người bị ung thư. Nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm dễ ăn mềm dễ tiêu hoá, không chứa các chất kích thích. Nhiệt độ của thức ăn cần vừa phải, nên để nguội bớt trước khi cho người bệnh ăn. Tránh các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và nhiều muối. Các loại thức uống có ga, nhiều đường và chất hóa học cũng nên được hạn chế. Đối với bệnh nhân hay bị nôn thì cần lưu ý với bác sĩ để tuỳ theo tình trạng mà họ sẽ cho uống thuốc chống nôn.
– Hỗ trợ bệnh nhân các công việc nặng, nhẹ
Đối với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, quá trình điều trị của họ vô cùng gian khổ và khả năng tự thực hiện những công việc đơn giản hằng ngày cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Sau mỗi đợt điều trị (hóa trị, xạ trị, tác dụng phụ của thuốc, sinh thiết lần thứ 100,…), bệnh nhân ung thư sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Trong một số trường hợp, họ sẽ cần bạn hỗ trợ trong các việc hàng ngày như tắm, mặc quần áo, cho ăn, đi vệ sinh nếu có thể thì chăm sóc vẻ bề ngoài như lâu mặt, trải đầu để người bệnh không thấy mình quá ‘tệ’.
– Chăm sóc tốt cho bản thân
Để có thể chăm sóc tốt một người bệnh ung thư, trước tiên bạn phải khỏe mạnh cả về mặt thể chất lẫn tinh thần vì đây là một cuộc chiến dài và vô cùng mệt mỏi. Nó sẽ vắt kiệt sức lực của không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc bệnh nhân ung thư.
– Giảm căng thẳng cho bản thân
Đối với bản thân người chăm sóc, hãy nhận biết giới hạn của bản thân. Nếu bạn không có thời gian, năng lượng, hãy học cách nói không khi cần thiết và đừng cảm thấy tội lỗi khi làm điều đó. Việc có người thân được chẩn đoán ung thư sẽ thay đổi cuộc sống và bạn cần tập trung vào những thứ quan trọng và có ý nghĩa nhất.
Trong công việc và cuộc sống cá nhân, hãy hỏi xin trợ giúp nếu bạn đang cảm thấy quá tải. Ví dụ, các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè có thể giúp bạn mua sắm, chuẩn bị bữa ăn, hoặc đưa đón con cái của bạn đến trường. Bạn cũng nên nói rõ với sếp và đồng nghiệp trường hợp hiện tại của gia đình bạn và tìm hiểu các lựa chọn thích hợp hơn trong việc sắp xếp và hoàn thành công việc.
– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đủ
Cần một người khỏe mạnh để chăm sóc một người đang ốm đau, đặc biệt là đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều năng lượng để đối phó với những căng thẳng hàng ngày trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đã, đang hoặc sẽ điều trị ung thư. Ngủ đủ giấc cũng là điều quan trọng. Cố gắng ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm. Các khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày cũng có thể hữu ích để bạn lấy lại năng lượng.
– Tìm thời gian để tập thể dục và làm những việc bạn yêu thích để tránh stress theo bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân ung thư sẽ chiếm một khoảng thời gian lớn trong cuộc sống cá nhân của bạn. Đôi khi điều này sẽ dẫn đến việc bạn cảm thấy như đang dần “đánh mất bản thân”. Bạn không còn là người như trước đây nữa và những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xuất hiện.
Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một trong những phương pháp không lành mạnh như hút thuốc hoặc lạm dụng thuốc ngủ hoặc thuốc kích thích để có thể tiếp tục với quá trình chăm sóc. Hãy giải tỏa những bức bối bằng những cách tốt hơn như tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút một ngày và dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích như viết, vẽ, đọc sách báo trong lúc bệnh nhân ngủ hoặc lúc bạn rảnh đôi chút.
– Đôi điều về tâm lý người bệnh
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường cảm thấy chán nản vì quá trình trị liệu không cho thấy kết quả khả thi, các cơn đau kéo dài và họ không cảm nhận thấy tác dụng của thuốc. Họ luôn cảm giác là những người xung quanh hình như chưa cố gắng hết sức để giúp họ chống chọi và đẩy lùi căn bệnh này. Những hy vọng còn lại quá nhỏ nhoi. Với tâm lý này cộng với gắng nặng về tiền bạc thì người chăm sóc, người thân của người bệnh cũng hoàn toàn không cảm thấy dễ chịu chút nào. Lời khuyên của chúng tôi là bạn phải thật sự bình tính và cảm thông. Bạn phải là người có tinh thần vững chắc và mạnh mẽ hơn người bệnh. Hãy cho họ thấy bạn sẽ luôn bên họ trên chặng đường này.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư công việc không hề đơn giản
Bài liên quan: Đánh giá nguy cơ nghiện thuốc phiện đối với bệnh nhân ưng thư trong điều trị giảm đau
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.