Thứ Hai, 17/12/2018 | 21:38

VirusHantan  hay còn gọi là Genus Hanta virus, thuộc họ Bunyaviridea có thể gây bệnh cho người trên khắp thế giới từ các loàigặm nhấm. Đây là một bệnh cấp tính. Không có bằng chứng lây lan giữa người vớingười.

Virus Hantan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS – Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và Hội chứng phổi do vi rútHantan (HPS – Hantanvirus Pulmonary Syndrome). Virus này hiện diện trong nước tiểu, phân và nước bọt của các loài gặm nhấm như chuột nhắt, chuột đồng, chuột hang; truyền bệnh giữa các loài gặm nhấm chủ yếu qua đường hô hấp và người bị truyền bệnh do hít phải không khí bị nhiễm các chất tiết thải của loài gặm nhấm.

1, Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS)

Hội chứng sốt thận có thể chia làm 5 thể:

Pha sốt:

Kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Bắt đầu sốt đột ngột kèm theo ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, đau cơ, đau lưng, biếng ăn, buồn nôn. Bệnh nhân thường biếng ăn và khát nước luôn đi kèm với sốt. Buồn nôn và đau bụng thường xuất hiện trong suốt giai đoạn này. Bệnh nhân mắc tiêu chảy trong vài ngày đầu. Mắt có dấu hiệu quáng gà, kèm theo đau mắt và sợ ánh sáng. Có dấu hiệu nổi ban khác nhau trên mặt, cổ, phía trước ngực.

Huyết áp giảm vào ngày thứ 5. Một vài trường hợp huyết áp tụt xuống nhỏ hơn 90 mm Hg, vài trường hợp Shock có thể nhìn thấy được. Trong pha này, hầu hết các triệu chứng và dấu hiệu đi kèm sốt: đau đầu, đau cơ, các triệu chứng về mắt; kèm theo vết tụ máu, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng.

Bí tiểu:

Bệnh nhân tăng huyết áp trở lại trong vòng từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 8, chứng bí tiểu nổi bật, có dấu hiệu ure tăng; Bệnh nhân tiếp tục mỏi mệt, khát nước, đau ổ bụng và đau lưng, buồn nôn kéo dài, có dấu hiệu nấc (hiccups), đốm xuất huyết, vết bầm máu. Tiếp theo là chứng phù phổi; Bệnh nhân thời kỳ này rất nguy hiểm, huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Đa niệu:

Xuất hiện từ ngày thứ 9 tới ngày thứ 14. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân không bí tiểu thì chứng đa niệu vẫn xuất hiện. Đi kèm với chứng giảm huyết áp.

Phục hồi:

Thường từ3 tới 6 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân tăng cân trở lại một cách chậm chạp, các cơ bắp vẫn còn yếu, xuất hiện đái nhiều.

Tỷ lệ tử vong từ 6 -15%. Có thể có rối loạn chức năng thận là hậu quả.

2, Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS)

Đặc điểm là sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường ruột tiếp đó là suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh tiến triển nhanh dẫn đến suy hô hấp nặng và choáng dotim. Tăng hematocrit và giảm bạch cầu ở hầu hết các trường hợp bệnh. Tỷ lệ tử vong khoảng 40-50%. Những người còn sống, hồi phục nhanh, chức năng phổi trở lại hoàn toàn bình thường.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự cho cả HPS và HFRS

Thường dùng các phản ứng huyết thanh để phát hiện kháng thể IgM và IgG thông qua các kỹ thuật kháng thể miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescent technique); Trung hoà giảm đám hoại tử (Plaque-reductionneutralization test); Miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay); Miễn dịch Enzym (Enzym- linked immunosorbent assay); Western Blotting; Ngăn ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination andHemagglutination inhibition – HI)… Hay phân lập trên tế bào VERO-E6, LLC-MK2rồi nhận biết bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn dòng hoặcRT-PCR.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta

– Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng thận (HFRS).

Chẩn đoán sớm, điều trị cần chăm sóc trợ lực chu đáo, nếu nghi ngờ cần đưa vào bệnh viện để cách ly; Quan sát những mối quan hệ gần đối với bệnh nhân; Cẩn thận tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân

Điều trị tích cực

Ngăn chặn một cách nghiêm ngặt.

– Theo dõi chặt chẽ và nhanh chóng để phòng các biến chứng chung và cần phải điều trị ngay như:

Hội chứng tiểu cầu thẩm tách màng bụng (chiếm 1%- 3% ca bệnh)

Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh.

Trường hợp mất nước nhiều cần phải truyền dịch.

– Cho đến bây giờ vẫn không có thuốc để chữa trị HPS và HFRS. Dùng Ribavirin tiêm tĩnh mạch với liều lượng như đối với sốt Lassa có thể có hiệu quả tốt.

Các dấu hiệu khác như: đau đầu, đau lưng, đau bụng, nôn mửa, khó chịu trong các bộ phậncủa cơ thể cần thuốc làm mất cảm giác đau, thuốc trị co thắt, hay thuốc an thần, thuốc ngủ (chiếm tới 50- 70% ca bệnh)

– Điều trị ban đầu của bệnh nhân mắc hội chứng phổi (HPS):

Phòng cấp cứu cần có máy đo huyết áp và máy thở oxy để kịp thời cứu bệnh nhân bị Shock, tim ngừng đập. Cho uống từ 1 – 2 lít nước để bổ xung lượng nước mất đi do tiêu chảy và nôn mửa.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Thông tin y học chuyên sâu về bệnh sốt xuất huyết Dengue

+ Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

+ Chuyên gia cảnh báo: Thuốc hạ sốt gây biến chứng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook